8. Cấu trúc luận văn
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
Nguyên tắc là những điều cơ bản được nhà nước hoặc một tổ chức xã hội quy định, đòi hỏi các thành viên trong xã hội hoặc trong các tổ chức phải tuân theo các lĩnh vực công việc của cá nhân làm. Quá trình tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện XHHGD phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
3.1.1. Nguyên tắc đ m b o tính m c đích
Mục đích là cái vạch ra làm đích để thực hiện cho được. Mục đích của đề tài này là tìm hiểu thực trạng và đề ra các biện pháp quản lý XHHGD ở các trường THCS trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, từ đó nâng cao chất lượng GD&ĐT trên địa bàn. Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, phải xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề XHHGD, từ đó đề ra các biện pháp cụ thể. Vì vậy, các biện pháp đề xuất cần đảm bảo tính mục đích.
3.1.2 Nguyên tắc đ m b o tính thực tiễn
Các lực lượng xã hội tham gia đều có nhu cầu và mục đích riêng, đó có thể là lợi ích cá nhân, tập thể hay cộng đồng, đáp ứng yêu cầu của các bên trong mối quan hệ hợp tác; điều này gắn chặt với thực tiễn cuộc sống con người nói chung, cơ quan đơn vị trường học nói riêng. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn sẽ là động lực cho hoạt động của mỗi bên tham gia.
3.1.3. Nguyên tắc đ m b o tính đồng bộ
Các hoạt động giáo dục cũng như mọi hoạt động khác trong xã hội đều phải dựa trên cơ sở pháp luật và các quy định của nhà nước và được tiến hành một cách đồng bộ. Tất cả các luật, điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, nội quy, quy định, quy chế,... là cơ sở pháp lý cho sự vận động của các LLXH tham gia vào các hoạt động giáo dục. Trên cơ sở hành lang pháp lý đó, các LLXH sẽ phát huy chức năng, nhiệm vụ của mình bằng những văn bản pháp lý cho từng lực lượng tham gia vào lĩnh vực giáo dục. Các cấp ủy Đảng và chính quyền cần ra nghị quyết, chỉ thị, chủ trương và kế hoạch thực hiện. Các đoàn thể, tổ chức xã hội, ngành chủ quản có những văn bản riêng, phù hợp với chức năng của mình để có tác động tích cực làm cho hoạt động XHHGD đạt được chất lượng.
3.1.4. Nguyên tắc đ m b o tính kh thi
Để đảm bảo XHHGD thành công, khi tiến hành các hoạt động giáo dục, phải chú ý lựa chọn công việc, sắp xếp bố trí công việc một cách hợp lí với sự hỗ trợ của
các lực lượng xã hội, để đem lại hiệu quả thiết thực, đảm bảo tính khả thi. Đây là cơ sở niềm tin cho các hoạt động kế tiếp, tránh các hoạt động mang tính hình thức, thiếu tính thực tiễn. Đảm bảo sự thống nhất quản lý Nhà nước, giữ vững vai trò nòng cốt của các trường công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân; gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
3.1.5. Nguyên tắc đ m b o tính kế thừa
Tư tưởng XHHGD đã có từ lâu đời. Mỗi thời kỳ lịch sử có một cách huy động các LLXH tham gia chăm lo cho giáo dục khác nhau. Thực hiện XHHGD là cần phải kế thừa những truyền thống về cách làm giáo dục của cha ông, phải khơi dậy truyền thống hiếu học, truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, truyền thống quý trọng giá trị học vấn, quý trọng nhân tài,… Từ đó, tác động vào các mặt tích cực này để huy động sự tham gia của mọi người, mọi LLXH. Thông qua các hoạt động XHHGD, giáo dục trở thành mục tiêu đầu tư cho mọi tổ chức, lực lượng, mọi gia đình, cộng đồng và thông qua đó, hoạt động XHHGD góp phần củng cố và làm tăng thêm mối gắn kết giữa các thế hệ, gia đình và cộng đồng.