Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và giáo dục đào tạo của huyện

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 42)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và giáo dục đào tạo của huyện

huyện Ngọc Hiểu tỉnh Cà Mau

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - hội của huyện Ngọc Hiển

- Thứ nhất, về điều kiện tự nhiên của huyện Ngọc Hiển.

+ Ngọc Hiển là huyện địa đầu cực Nam của Tổ quốc, được chia tách theo Nghị định số 138/2003/NĐ-CP ngày 17/11/2003 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004. Phạm vi quản lý của huyện bao gồm 07 xã, thị trấn bao gồm: xã Tam Giang Tây, Tân Ân Tây, Tân Ân, Viên An Đông, Viên An, Đất Mũi, thị trấn Rạch Gốc (88 ấp, khóm) và cụm đảo Hịn Khoai có diện tích khoảng 561 ha cách đất liền khoảng 14,6 km về phía Tây Nam. Nếu coi sơng Cửa Lớn như một eo biển thì huyện Ngọc Hiển như một hịn đảo được hai biển bao bọc. Phía Bắc giáp huyện Năm Căn, Nam và Đơng Nam giáp biển Đơng, phía Tây giáp biển Tây (vịnh Thái Lan).

+ Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 70.885,1 ha. Địa bàn huyện Ngọc Hiển như một bán đảo nằm ở phía Nam tỉnh Cà Mau, phía Bắc tiếp giáp huyện Năm Căn, còn lại 03 mặt giáp biển, chiều dài bờ biển khoảng 98 km (gồm 72 km bờ biển Đông và 26 km bờ biển Tây). Dân số chung trong toàn huyện 18.648 hộ, với 78.142 khẩu.

+ Dân cư sống trên địa bàn gồm nhiều dân tộc khác: Kinh, Khơme, Hoa, Mường, Tày,...nhưng người kinh là chủ yếu chiếm trên 97,25%, các dân tộc thiểu số có 599 hộ (Khơme 567 hộ; các dân tộc khác 32 hộ), chiếm 2,75%. Dù có nhiều dân tộc khác nhau cùng chung sống nhưng họ đều có điểm chung thẳng thắn, thật thà, phóng khống, hào hiệp, trọng nghĩa, cần cù chịu khó, hiếu học, thủy chung và khơng vụ lợi.

+ Văn hóa ln được chú trọng, nhất là phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Huyện có 1 trung tâm văn hóa thể dục thể thao, cơng viên, thư viện tại thị trấn; 07 nhà văn hóa xã; 07 trung tâm học tập cộng đồng, nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lơng, có 11.186 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa; 07 bưu điện văn hóa; Ngồi ra cịn có 18 cơ sở thờ tự và tín ngưỡng dân gian, có 1 di tích lịch sử cấp quốc gia (bến Vàm Lũng, Rạch Gốc), có 2 di tích lịch sử cấp tỉnh (Cây Me tại xã Tân Ân, đền thờ Bác Hồ tại xã Viên An), 1 danh thắng cấp tỉnh (đảo Hòn Khoai).

+ Ngọc Hiển cách trung tâm tỉnh Cà Mau 75 km, có địa bàn rộng, việc đi lại cịn nhiều khó khăn. Những năm gần đây công tác đảm bảo luồng, tuyến giao thông được thực hiện thường xuyên; mạng lưới giao thông được quan tâm đầu tư phát triển, hiện 6/7 xã, thị trấn đã có đường ơ tơ về đến trung tâm huyện. Tuyến đường Hồ Chí Minh đã hồn thành giai đoạn 1 và đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Lòng yêu nước nồng nàn, phẩm chất anh hùng dám xả thân bảo vệ quê hương, Tổ quốc đó là những phẩm chất tốt đẹp của người dân Ngọc Hiển. Trong hai cuộc kháng chiến oai hùng của dân tộc, phát huy truyền thống của

người dân vùng Đất Mũi nhân dân trong huyện đã nêu cao tinh thần cách mạng không tiếc người tiếc của góp sức cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc: Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hòn khoai 13/12/1940 do thầy giáo Phan Ngọc Hiển trực tiếp lãnh đạo, huyện được vinh dự mang tên nhà giáo anh hùng Phan Ngọc Hiển. Huyện Ngọc Hiển còn tự hào với cửa biển Vàm Lũng điểm cuối cùng của đường Hồ Chí Minh trên biển. Bằng những cống hiến, không tiếc người, tiếc của cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước, Ngọc Hiển vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu huyện “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Hồ bình lập lại trên mảnh đất này mọi người đang ra sức thi đua lao động, tăng gia sản xuất góp phần xây dựng quê hương Ngọc Hiển ngày càng giàu đẹp, văn minh và lịch sự.

- Thứ hai, về kinh tế - xã hội của huyện Ngọc Hiển, tốc độ tăng trưởng kinh tế

(năm 2020):

+ Tổng giá trị sản xuất (giá thực tế) ước đạt 10.170 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 9.51% so với cùng kỳ.

+ Cơ cấu kinh tế ước khu vực ngư - lâm - nông nghiệp chiếm: 54,9% (giảm 1,1% so với cùng kỳ); khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm: 23,0% (tăng 1,4% so với cùng kỳ); khu vực dịch vụ chiếm: 22,1% (giảm 0,3% so với cùng kỳ).

+ Thu nhập bình quân đầu người ước 49,0 triệu đồng/người/năm, đạt 100,2% kế hoạch, tăng 9,62% so với cùng kỳ.

+ Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước khoảng 1.630 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 6,75% so với cùng kỳ.

Mục tiêu tổng quát của huyện Ngọc Hiển đến năm 2025 là: Khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp thủy sản theo hướng hiệu quả và bền vững, tăng nhanh khối lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu; tạo bước đột phá trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành dịch vụ du lịch, chú trọng phát triển ngành nghề nông thôn, tăng nhanh tỷ trọng giá trị công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong tổng giá trị tăng thêm của huyện. Tập trung đúng mức cho đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn vốn đầu tư của nhiều thành phần kinh tế. Triển khai thực hiện tốt các chương trình mục tiêu Quốc gia, đặc biệt là Chương trình xây dựng nơng thơn mới.

Tiếp tục thực hiện chủ trương tái cơ cấu kinh tế; chú trọng tăng trưởng chất lượng, bền vững và có hiệu quả. Thu hút đầu tư, phát triển trên các lĩnh vực có thế mạnh. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động. Thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, giảm nghèo

bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ mơi trường, cải thiện đời sống nhân dân và nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương. Giải quyết kịp thời, có hiệu quả các khiếu nại, tố cáo và cơng tác phịng chống tham nhũng, lãng phí. Giữ vững quốc phịng, an ninh chính trị; đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

Coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cải thiện điều kiện vật chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ cho tồn dân. [31, tr.2]

2.2.2. T nh h nh phát triển giáo d c của huyện Ngọc Hiển

- Về lĩnh vực giáo dục, tồn huyện Ngọc Hiển hiện có 28 cơ sở giáo dục trực thuộc (7 trường mẫu giáo, 16 trường tiểu học; 5 trường THCS và 01 trường THPT (có cấp THCS); bên cạnh các cơ sở giáo dục trực thuộc trên địa bàn huyện cịn có 07 trung tâm học tập cộng đồng tại các xã thị trấn, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân và nhu cầu bồi dưỡng kiến thức của người dân trong huyện.

- Mạng lưới trường, lớp phủ khắp các xã, thị trấn trong huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường. Trong các năm học, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Hiển thu từ nguồn đóng góp học phí và đóng góp xây dựng trường. Kinh tế tăng trưởng, nguồn tài lực hằng năm nhận được từ các cấp chính quyền được dùng để đầu tư cho xây dựng trường, lớp và cải tạo môi trường giáo dục. Cùng với những chuyển biến về kinh tế - xã hội và thực tiễn các chủ trương đổi mới về GD&ĐT, số lượng học sinh ở các cấp học từng bước ổn định.

- Mạng lưới trường, lớp được bố trí hợp lý, phát triển đa dạng. Quy mơ GD&ĐT nói chung và THCS nói riêng tiếp tục được mở rộng và phát triển. Ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp GD&ĐT trong những năm gần đây cũng tăng nhanh. Điều đó khẳng định rằng, nhờ có sự tăng trưởng về kinh tế và sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước “cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo được xem là quốc

sách hàng đầu” nên huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau ngày càng quan tâm đầu tư cho sự

nghiệp GD&ĐT, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh được đến trường và học tập lên những cấp học, bậc học cao hơn.

- Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhìn chung đảm bảo, có năng lực sư phạm, nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm trong cuộc sống, được bồi dưỡng thường xuyên trong quá trình cơng tác. Đây là thuận lợi giúp họ có thể đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra. Hằng năm, phòng GD&ĐT, Ủy ban nhân dân huyện đều có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý và lực lượng giáo viên kế cận, lựa chọn những giáo viên có tay nghề cao, giỏi về chun mơn, có ý thức phấn đấu vươn lên đề cử đi học các lớp

bồi dưỡng của tỉnh và trung ương, các lớp do Sở GD&ĐT Cà Mau liên kết đào tạo với các trường đại học mở các lớp cử nhân quản lý, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý và giáo viên.

- Các trường thực hiện giảng dạy đầy đủ các môn học theo chương trình quy định của Bộ GD&ĐT. Phương pháp dạy học được chú ý đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính chủ động sáng tạo và năng lực tự học của học sinh.

- Thời gian qua, phòng GD&ĐT huyện thường xuyên tổ chức các hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học theo từng chuyên đề với từng bộ môn. Các cụm trường cũng thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn liên trường với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Phong trào hội giảng diễn ra liên tục tại các đơn vị trường học. Các cuộc thi cán bộ quản lý giỏi, giáo viên giỏi, học sinh giỏi hằng năm được tổ chức có chất lượng và hiệu quả, tạo hiệu ứng tích cực trong ngành GD&ĐT huyện nhà và trong cộng đồng xã hội.

- Trong thời gian qua, ngành giáo dục huyện Ngọc Hiển đã:

+ Tham mưu có hiệu quả việc triển khai chương trình kiên cố hố trường lớp, đã hồn thành chương trình kiên cố hố trường lớp giai đoạn I, chỉ đạo các trường làm tốt công tác tham mưu chính quyền địa phương chuẩn bị xong mặt bằng cho triển khai chương trình kiên cố hố trường lớp giai đoạn II. Tất cả các điểm trường đều có giấy chứng nhận chủ quyền đất và có đủ diện tích đất để đầu tư xây dựng trường theo hướng đạt chuẩn quốc gia.

+ Tham mưu với UBND huyện Ngọc Hiển chỉ đạo cho UBND các xã kiện toàn, củng cố 07 Trung tâm học tập cộng đồng, các chi hội khuyến học nhằm đẩy mạnh công tác khuyến học khuyến tài tại các xã để bồi dưỡng kiến thức cho người dân, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập ở địa phương.

+ Trong năm 2018, đầu tư đề nghị UBND tỉnh thẩm định, công nhận lại 07 trường chuẩn Quốc gia, đến nay đã công nhận lại 07/07 trường. Năm 2020, 2021 đầu tư xây dựng 03 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia, ngày 14/4/2021 Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau kí quyết định cơng nhận trường THCS Bơng Văn Dĩa và trường THCS xã Tam Giang Tây đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2021, trường THCS xã Đất Mũi đang hồn thành hồ sơ đề nghị cơng nhận. Thực hiện tổng điều tra trình độ văn hóa trên địa bàn huyện.

+ Tham mưu ưu tiên quỹ đất để đầu tư xây dựng trường học theo hướng đạt chuẩn Quốc gia. Đến nay 100% các điểm trường đều có Giấy chứng nhận chủ quyền đất, diện tích đất được cấp đủ điều kiện để xây dựng trường học theo hướng đạt chuẩn Quốc gia; đến nay tồn huyện có 25/28 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 89,29%

(trong đó cấp THCS có 4/5 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỉ lệ 80,00%).

+ Tham mưu tuyển dụng thêm giáo viên theo đề án bố trí việc làm để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên và ổn định đội ngũ giáo viên những năm tiếp theo. Hiện nay huyện Ngọc Hiển đang liên kết với trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Cà Mau mở 1 lớp (50 học viên) chuyên ngành Sư phạm mầm non cho con em có hộ khẩu thường trú tại địa bàn huyện, dự kiến khai giảng vào tháng 9/2021.

+ Công tác thanh tra, kiểm tra, các hoạt động chun mơn, tài chính, giải quyết khiếu nại - tố cáo được lãnh đạo ngành giáo dục quan tâm chỉ đạo. Đặc biệt, công tác thanh tra thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp giáo dục được đặt lên hàng đầu. Nhờ vậy, công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và các hoạt động khác của các đơn vị.

- Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được duy trì, ổn định theo hướng tích cực. Hiện có 07/07 đơn vị xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học mức độ 2; phổ cập giáo dục THCS mức độ 1; xóa mù chữ mức độ 1 theo quy định. Ngành giáo dục huyện nhà tiếp tục củng cố và phát huy kết quả phổ cập GDTH chống mù chữ; nâng cao tỉ lệ phổ cập GDTH đúng độ tuổi và phổ cập THCS nâng mức đạt chuẩn trên toàn huyện.

Năm học 2020 – 2021 thực hiện các nội dung trọng tâm:

- Thực hiện tốt nội dung chủ đề năm học “Thầy mẫu mực, sáng tạo; trò chăm ngoan, học giỏi”. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, đưa nội dung của cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thành các hoạt động thường xuyên trong các đơn vị trường học.

- Thực hiện tốt cơng tác phịng, chống dịch Covid-19, thường xuyên tiêu độc, khử trùng, vệ sinh trường lớp, bố trí đủ xà phịng, nước sạch cho học sinh rửa tay, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Tăng cường công tác bảo quản cơ sở vật chất trường học, trồng cây xanh, phòng chống thiên tai và trẻ em đuối nước, phòng, chống cháy nổ.

- Phối hợp với huyện Đồn và Cơng ty xe máy Ngọc Anh đầu tư bồn rửa tay cho học sinh tại 10 trường trong huyện; tiếp nhận 50 xe đạp trị giá 65 triệu đồng do thành ủy thành phố Hà Nội tặng học sinh nghèo vượt khó.

- Thực hiện tốt việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng mới đối với lớp 1 năm học 2020-2021 theo quy định.

- Thực hiện tốt công tác tổng kết năm học 2019-2020 và triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học mới và khai giảng năm học 2020-2021 theo đúng quy định.

lao động sự nghiệp giáo dục, xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục năm 2020 theo Đề án vị trí việc làm; thực hiện cơng tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên.

- Công tác XHHGD được đẩy mạnh, hàng năm nguồn thu từ quỹ xây dựng, quỹ học phí khoảng 850 triệu đồng; các ban, ngành, đoàn thể, các cá nhân, các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ hàng năm trên 600 triệu đồng; phong trào xây dựng quỹ khuyến học phát triển mạnh và rộng khắp. Công tác XHHGD của huyện Ngọc Hiển phát triển khơng thể phủ nhận vai trị của Hội phụ huynh HS, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, mạnh thường quân và các cơ quan hữu quan trong việc tăng cường giáo dục HS

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)