8. Cấu trúc luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dụ cở các
các trƣờng trung học cơ sở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
XHHGD là quá trình nâng cao vai trò định hướng, chỉ đạo, quản lý và đầu tư ngày càng tăng của Nhà nước cho quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục, nhưng trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo để huy động sự đóng góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực của xã hội phát triển sự nghiệp giáo dục.
Trong cơ cấu chi cho giáo dục từ ngân sách Nhà nước đã bố trí ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới hải đảo. Do đó, các cơ sở giáo dục tiếp tục phát triển, số người đi học không ngừng tăng lên, củng cố và giữ vững kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục THCS.
Bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước là chính, ngành giáo dục còn nhận được sự đầu tư, hỗ trợ về các mặt từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Sự hỗ trợ đó góp phần tích cực, có hiệu quả vào việc xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học, thư viện, nhà ở công vụ cho giáo viên, mua sắm các thiết bị hiện đại
phục vụ đổi mới phương pháp dạy và học, giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, v.v… Để thực hiện điều đó mỗi địa phương đều có biện pháp, cách làm sáng tạo, phù hợp với địa phương của mình để huy động nguồn lực phát triển sự nghiệp giáo dục. Vì vậy, XHHGD đã góp phần tạo ra được phong trào học tập tương đối sâu rộng trong nhân dân bước đầu hình thành xã hội hóa học tập; tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp đối với sự nghiệp giáo dục; nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của toàn dân đối với giáo dục nhằm phục vụ tốt hơn việc học tập của nhân dân.
Các biện pháp đề xuất đều có sự liên kết chặt chẽ, mỗi biện pháp là một hệ thống con trong hệ thống lớn của biện pháp quản lý XHHGD ở các trường THCS. Mỗi biện pháp đều có tính độc lập tương đối nhưng lại có tác động tương hỗ lẫn nhau. Biện pháp Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các lực lượng xã hội về CTXHHGD và biện pháp Quản lý việc xây dựng kế hoạch thực hiện tốt xã hội hóa công tác giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, kinh tế, xã hội của địa phương là cơ sở để triển khai các biện pháp khác, các biện pháp như: Tổ chức huy động các lực lượng xã hội tham gia xã hội hóa công tác giáo dục ở trường THCS; Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch xã hội hóa công tác giáo dục là các biện pháp điều kiện giúp cho các biện pháp khác triển khai thành công. Mỗi biện pháp có vai trò và tác dụng riêng, song nếu thiếu một trong những biện pháp trên thì XHHGD ở các trường THCS sẽ không đạt được hiệu quả cao. Muốn thực hiện có hiệu quả việc quản lý XHHGD ở các trường THCS trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau thì cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp trên.