Sốlượng phôi chuyển

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả thụ tinh trong ống nghiệm của hai phương pháp ivf và ivf icsi tại bệnh viện phụ sản hà nội (Trang 47)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.5.Sốlượng phôi chuyển

Số lượng phôi chuyển được thể hiện trong bảng 3.9

Bảng 3.9. Số lượng phôi chuyển.

Số lượng phôi chuyển Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

1 15 5,7

2 48 18,4

3 108 41,4

4 85 32,6

5 5 1,9

- Số lượng trung bình phôi chuyển là 3,37 ± 0,90 phôi. Bệnh nhân chuyển ít nhất là 1 phôi nhiều nhất là 5 phôi.

- Trong một chu kỳ TTTON sau khi đánh giá và lựa chọn được phôi đạt chất lượng tốt, bước tiếp theo đó là chuyển bao nhiêu phôi. Quan điểm của nhiều trung tâm cho rằng số lượng phôi chuyển ngoài việc phụ thuộc vào chất lượng phôi nó còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như tuổi của người mẹ, khả năng chấp nhận của NMTC, thời gian và nguyên nhân vô sinh cũng như luật pháp của từng Quốc gia. Hiện nay trên thế giới chưa có sự thống nhất về số lượng phôi chuyển trong một chu kỳ, ở các nước Châu âu mà đặc biệt tại Anh luôn khống chế số lượng phôi chuyển không quá 3 phôi vì nếu thất bại đã có bảo hiểm chi trả, ở một số nước hồi giáo chỉ cho phép chuyển 1 -2 phôi vì họ không chấp nhận việc nạo phá thai hay giảm thai, ở Mỹ không khống chế số lượng phôi chuyển miễn là đạt có thai.[58].

- Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Huy (2004), trên 483 trường hợp TTTON tai Bệnh viện Phụ Sản trung Ương cho thấy. Tỷlệ có thai ở nhóm có 1,2,3,4,5,6 phôi chuyển lần lượt là 10,0%; 19,2%; 37,8%; 31,9%, 40,5% [14].

- Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ có thai lâm sàng ở nhóm có 2, 3, 4, phôi chuyển đạt (18,4%, 41,4%, 32,6%), tương đương với các nghiên cứu khác. Song ở nhóm chuyển 5 phôi lại có sự khác biệt (Chỉ có 1,9%).Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những nghiên cứu bước đầu của chúng tôi.Tại trung tâm đa số là chuyển từ3-4 phôi, số bệnh nhân chuyển 5 phôi có rất ít nên cỡ mẫu của chúng tôi còn hạn chế chưa có đủ điều kiện để đưa ra những đánh giá chính xác.

- Ở Việt Nam, hiện nay số lượng phôi chuyển trong một lần chuyển phôi còn cao. Với những bệnh nhân lớn tuổi, hoặc bệnh nhân đã làm TTTON thất bại, thường chuyển nhiều phôi hơn để tăng tỷ lệ thành công [55]. Chuyển càng nhiều phôi tỷ lệ đa thai càng cao, sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai, đẻ non và tăng các bệnh lý ở người mẹ do thai nghén. Các trường hợp từ 3 thai trở lên sẽ được giảm thiểu vào tuần thứ 6 -7; các thai còn lại vẫn sống và phát triển bình thường.

- Để tăng tỷ lệ thành công và giảm tỷ lệ đa thai, một số trung tâm TTTON trên thế giới đã kéo dài thời gian nuôi phôi trong ống nghiệm đến giai đoạn phôi nang (ngày thứ 5 sau khi cấy noãn với tinh trùng) và chỉ chuyển từ 1 – 2 phôi. Trong nghiên cứu của Xing qi Zhang (2005) số phôi chuyểntrung bình là 2,6 ± 0,9 phôi [68]. Theo tác giả, chuyển ít phôi vào buồng tử cung nhưng thời gian chuyển phôi vào ngày thứ 4,5,giai đoạn phôi dâu và túi mầm sẽ làm tăng tỷ lệ có thai[47],[48].

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả thụ tinh trong ống nghiệm của hai phương pháp ivf và ivf icsi tại bệnh viện phụ sản hà nội (Trang 47)