Việc xây dựng một cơ chế bảo hiến phù hợp với đặc điểm chính trị, kinh tế - xã hội Việt Nam là một vấn đề đang được đặc biệt quan tâm trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay. Một trong những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền là bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp ghi nhận, bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật. Cơ chế bảo hiến chính là bảo đảm quan trọng để quyền công dân không bị xâm phạm, là bảo đảm để mọi chủ thể tôn trọng Hiến pháp và pháp luật.
Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo hiến là vấn đề đang được quan tâm trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, để xây dựng được một cơ chế phù hợp là vấn đề không đơn giản. Hiện nay, tại Việt Nam tồn tại ba quan điểm hoàn thiện cơ chế bảo hiến như sau [22, tr. 196-197]:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, Việt Nam cần thành lập cơ quan bảo
hiến chuyên trách, có thể là Tịa án Hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến. Với mơ hình này có thể khắc phục được những tồn tại, bất cập của cơ quan thực hiện chức năng giám sát hiện nay. Nhiệm vụ của cơ quan này là xem xét, phán quyết về tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật, xem xét phán quyết đối với hành vi xâm phạm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, xem xét tính hợp hiến của các cuộc bầu cử...
Quan điểm thứ hai cho rằng, nên trao chức năng này cho hệ thống cơ
án xem xét tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật sẽ được áp dụng đối với mình; nếu Tịa án cho rằng u cầu này là có căn cứ thì phải từ chối áp dụng văn bản đó và kiến nghị cơ quan đã ban hành văn bản để có cách thức xử lý. Như vậy, Tịa án khơng có quyền trực tiếp hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ tuyên bố khơng áp dụng văn bản đó trong từng trường hợp cụ thể.
Quan điểm thứ ba cho rằng, nên tiếp tục duy trì cơ chế bảo hiến hiện
hành và tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan chức năng như tăng cường công tác thẩm định, thẩm tra, xem xét, cho ý kiến trước khi thông qua luật, pháp lệnh và công tác giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực để phát hiện và xử lý kịp thời văn bản trái Hiến pháp.
Những quan điểm trên đây tuy có đề xuất khác nhau về mơ hình cơ quan bảo hiến nhưng tựu chung lại đều thống nhất ở sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế bảo hiến ở Việt Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu mơ hình bảo hiến của các nước trên thế giới, cần tìm kiếm mơ hình bảo hiến phù hợp với nước ta nhưng không nhất thiết phải xây dựng một cơ chế hồn tồn mới. Việc nghiên cứu và tìm kiếm mơ hình bảo hiến cho nước ta cần lưu ý những điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, việc hoàn thiện cơ chế bảo hiến phải phù hợp với đặc điểm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ hai là phải kịp thời thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng về hồn thiện cơ chế giám sát và bảo vệ Hiến pháp.
Thứ ba là việc hoàn thiện cơ chế bảo hiến phải dựa trên cơ sở kế thừa, phát huy những ưu điểm của cơ chế hiện hành, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm về bảo hiến của các nước trên thế giới.
Từ những nguyên tắc trên đây có thể đưa ra một số phương hướng hồn thiện mơ hình bảo hiến ở Việt Nam. Chức năng của cơ quan bảo hiến là giám sát và bảo vệ Hiến pháp, giám sát tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật và hành vi của cơ quan cơng quyền. Vì thế, cơ quan bảo hiến phải có vị trí tương đối độc lập trong bộ máy nhà nước. Chỉ trên cơ sở bảo đảm vị trí độc lập của cơ quan bảo hiến mới ràng buộc và thúc đẩy trách nhiệm của nó, bảo đảm tính khách quan của cơ quan này trong hoạt động bảo hiến. Để cơ quan bảo hiến hoạt động có hiệu quả, cần trao cho cơ quan này một số thẩm quyền chuyên biệt như xem xét và ra phán quyết về tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật, xem xét và ra quyết định về những hành vi của cán bộ, cơng chức nhà nước có hành vi xâm phạm đến quyền cơng dân, xem xét tính hợp hiến của các cuộc trưng cầu dân ý, bầu cử...