Thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay (Trang 97 - 98)

Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đồng thời tổ chức và thực hiện nghiêm chỉnh hệ thống pháp luật đó trong đời sống nhà nước và xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân đang tiến hành ở nước ta.

Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần đẩy mạnh công tác tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm cho hệ thống pháp luật đi vào cuộc sống, phát huy hiệu lực và hiệu quả. Thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật là yêu cầu cơ bản trong việc tổ chức thực thi quyền lực nhà nước và tổ chức, quản lý xã hội. Nó cũng chính là dấu hiệu quan trọng phân biệt nhà nước pháp quyền và nhà nước không pháp quyền. Việc quản lý nhà nước bằng pháp luật là một nguyên tắc quan trọng. Vì thế, chúng ta cần chú trọng việc quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật. Vậy muốn

thực hiện tốt quản lý xã hội bằng pháp luật phải thực hiện một số giải pháp sau:

- Tổ chức thực hiện đúng pháp luật trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Đây là vấn đề cơ bản, thiết thực và có ý nghĩa quyết định của việc quản lý bằng pháp luật. Để thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để mọi người am hiểu pháp luật, tự giác thực hiện pháp luật. Theo hướng đó, cần đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong tình cảm tôn trọng và ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật của cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước và mọi tầng lớp nhân dân. Tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng pháp luật của nhân dân. Hiện nay vấn đề cịn tồn tại là pháp luật khơng được thực hiện nghiêm chỉnh, có những chỗ, những việc cịn làm trái pháp luật.

- Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần đẩy mạnh công tác tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm cho hệ thống pháp luật đi vào cuộc sống, phát huy hiệu lực, hiệu quả. Theo đó, cần đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức chấp hành pháp luật, hình thành thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ công chức và mọi tầng lớp nhân dân. Từ đó, tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng pháp luật của nhân dân.

- Kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật. Trong việc quản lý nhà nước bằng pháp luật, việc kiểm tra xem xét, giải quyết, xử lý các vi phạm pháp luật là cơng tác vơ cùng quan trọng. Vì nếu khơng kiểm tra, xử lý các vi phạm coi như khơng có quản lý. Làm tốt cơng tác này sẽ hạn chế mức độ vi phạm luật, tạo được trật tự pháp luật trong xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)