Xét cho đến cùng thì mục tiêu cao cả nhất của nhà nước pháp quyền là bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Người dân trong nhà nước pháp quyền không phải là thần dân của các nhà cầm quyền, là người chủ thực sự của đất nước. Các quyền cơ bản thiêng liêng nhất của con người, của công dân như quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền sở hữu… được nhà nước bảo vệ bằng pháp luật.
Có thể nói, quyền công dân là sự thể hiện cụ thể quyền con người. “Quyền công dân là quyền con người trong một xã hội cụ thể, trong một chế độ xã hội – chính trị nhất định với một nền pháp luật cụ thể do nhà nước đó thừa nhận, quy định” [21, tr. 27]. Lịch sử đấu tranh cho quyền con người bắt đầu từ lịch sử hình thành giai cấp, nhà nước và pháp luật. Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của xã hội, việc bảo đảm quyền con người, cụ thể hơn nữa là quyền công dân ngày càng được coi trọng. Nó trở thành một đặc trưng của một xã hội hồn thiện, nơi quyền con người, quyền cơng dân được bảo đảm đầy đủ.
Xuất phát từ mục tiêu trên, nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân đã được đề cập ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta. Đây không chỉ là một nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong các bản Hiến pháp nước ta từ Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và Hiến pháp năm 1992 mà còn được thể hiện cụ thể trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta từ trung ương tới địa phương. Điều này thể hiện trên các phương diện sau đây:
- Nhân dân với tư cách là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước thực hiện quyền lực dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó, hình thức cơ bản nhất là nhân dân thông qua bầu cử lập ra các cơ quan đại diện quyền lực của mình. Điều 6 Hiến pháp 1992 quy định rõ: “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà
nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu
trách nhiệm trước nhân dân.”;
- Nhân dân cịn thực hiện quyền làm chủ của mình thơng qua việc giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, có quyền bãi miễn những đại biểu khơng cịn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân;
- Nhà nước phải luôn ln hoạt động vì lợi ích của nhân dân, lấy phục vụ nhân dân làm mục tiêu cao nhất của mình. Tất cả các cơ quan nhà nước đều phải tôn trọng nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân;
- Pháp luật không chỉ quy định địa vị pháp lý của cơng dân mà cịn buộc các cơ quan nhà nước phải tôn trọng và bảo đảm thực tế cho các quyền ấy, tránh mọi nguy cơ xâm hại từ phía các cơ quan cơng quyền và viên chức nhà nước.
Đây chính là những nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp, bảo đảm cho mọi người dân thực hiện được quyền làm chủ của mình.