Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay (Trang 98 - 100)

Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa để tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, cần phải nhận thức đúng đắn tính tất yếu khách quan của việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước. Lãnh đạo xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân là trọng trách của Đảng cầm quyền, là một tất yếu khách quan và yêu cầu cần thiết mà thực tiễn đấu tranh cách mạng của Đảng và của nhân dân ta đặt ra. Bảo đảm, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng không chỉ là nguyên tắc mà còn là phương hướng, giải pháp quan trọng để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Sự lãnh đạo của Đảng là tất yếu và là điều kiện cần thiết bảo đảm tính nhất quán về đường lối và mục tiêu chính trị, tính dân chủ và sáng tạo trong mọi hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước thể hiện ở việc Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn định hướng cho sự phát triển trong từng thời kỳ; lãnh đạo nhà nước định ra và thực thi Hiến pháp, pháp luật; xây dựng bộ máy tinh gọn và đội ngũ cán bộ có phẩm chất, trí tuệ và năng lực; kiểm tra việc quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan nhà nước; phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân trong việc tham gia xây dựng, giám sát và bảo vệ nhà nước.

Đảng lãnh đạo nhà nước là để nhà nước đi đúng phương hướng, đường lối chính trị và giải quyết các vấn đề quản lý kinh tế-xã hội, đúng với lập trường chính trị của Đảng, làm cho nhà nước thực sự là đại biểu cho ý chí và quyền lực của nhân dân, chứ Đảng không bao biện, làm thay công việc của nhà nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chỉ rõ: “Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị” [11 , tr.21].

Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan nhà nước khác nhau phải được đổi mới cho phù hợp với tính chất, phương thức hoạt động của các cơ quan nhà nước đó. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, sự lãnh đạo của Đảng phải nhằm phát huy quyền lực của các cơ quan quyền lực nhà nước, làm cho hoạt động của các cơ quan này thể hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)