Các cơ quan tư pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay (Trang 87 - 90)

Thực tiễn tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp và vị trí, vai trị của nó trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đang đặt ra vấn đề cần phải tiến hành cải cách hệ thống tư pháp Việt Nam một cách cơ bản. Xây dựng nhà nước pháp quyền với những nguyên tắc cơ bản bắt buộc là phải có một nền tư pháp cơng minh, độc lập, vững mạnh, hiệu quả. Đảng ta đã đề ra chủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động của các toà án theo hướng “sắp xếp lại hệ thống toà án nhân dân, phân định hợp lý

thẩm quyền của toà án các cấp. Tăng cường đội ngũ thẩm phán và hội thẩm nhân dân cả về số lượng và chất lượng” [5, tr.134]. Dưới đây là một số phương hướng nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền.

Về thẩm quyền, tổ chức, hoạt động của tòa án

Đối với thẩm quyền xét xử về hành chính của tồ án, theo quy định của pháp luật hiện hành còn bị hạn chế, giới hạn ở một số loại khiếu kiện hành chính nhất định, trong khi đó, quyết định hành chính, hành vi hành chính rất đa dạng, có ở hầu hết các lĩnh vực của quản lý hành chính nhà nước. Vì vậy, cần thiết phải mở rộng thẩm quyền xét xử về hành chính theo hướng mọi quyết định hành chính, hành vi hành chính nếu xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân thì đều có thể trở thành đối tượng của khiếu kiện hành chính mà tồ án có thẩm quyền giải quyết, trừ trường hợp người dân có sự lựa chọn khác hoặc pháp luật có quy định khác. ở đây, vấn đề đặt ra là, nên chăng cần nghiên cứu, xem xét thành lập một cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam, nhằm giảm tải gánh nặng cho toà án, mặt khác cũng để cho người dân có thêm sự lựa chọn cơ chế giải quyết hợp lý đối với các khiếu kiện hành chính của họ?

Nghiên cứu, xác định hợp lý phạm vi thẩm quyền xét xử của toà án quân sự theo hướng chủ yếu xét xử những vụ án về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, những vụ án liên quan đến bí mật quân sự… Hiện nay, các tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự mà chủ thể của hành vi phạm tội là quân nhân hoặc là người dân nếu có hành vi phạm tội gây thiệt hại cho quân đội hoặc trong khu vực quân đội quản lý. Nên chăng, xem xét để quy định hợp lý thẩm quyền của các toà án quân sự để triển khai theo hướng người dân nếu có hành vi phạm tội thông thường trong khu

vực hoặc đối tượng do quân đội quản lý thì nên giao cho Tồ án nhân dân xét xử, trừ những vụ án liên quan đến bí mật quân sự.

Về tổ chức, cần đổi mới tổ chức toà án nhân dân tối cao theo hướng tinh gọn đội ngũ thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm lâu năm trong cơng tác xét xử của tồ án các cấp.

Bên cạnh đó cũng cần tăng quyền và trách nhiệm cho thẩm phán để họ chủ động thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình. Đổi mới thủ tục nhằm tạo điều kiện cho người dân nhanh chóng tiếp cận với cơng lý. Đổi mới việc tổ chức phiên tồ xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính cơng khai, minh bạch, dân chủ; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử. Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định. Khắc phục tình trạng kháng nghị tràn lan, thiếu căn cứ; quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của người ra kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Từng bước thực hiện cơng khai hố các bản án, trừ những bản án hình sự về tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc liên quan đến thuần phong mỹ tục.

Về tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân

Từ chức năng của Viện kiểm sát cấp huyện là giữ quyền công tố và kiếm sát hoạt động điều tra của cơ quan điều tra, hoạt động xét xử toà án cấp huyện, để bảo đảm tính đồng bộ, thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp huyện cần được mở rộng tương ứng với thẩm quyền của toà án cấp huyện. Bên cạnh đó cũng cần nghiên cứu phương án thành lập Viện kiểm sát khu vực.

Nghiên cứu để tiến tới thu gọn đầu mối các cơ quan điều tra. Xác định rõ nhiệm vụ của cơ quan điều tra trong mối quan hệ với các cơ quan khác được giao một số hoạt động điều tra theo hướng cơ quan điều tra chuyên trách điều tra tất cả các vụ án hình sự, các cơ quan khác chỉ tiến hành một số biện pháp điều tra theo yêu cầu của cơ quan điều tra chuyên trách.

Về tổ chức, hoạt động của cơ quan thi hành án

Thống nhất quản lý cơ quan thi hành án nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc tập trung nhân lực, vật lực cho việc kiện toàn bộ máy, tạo cơ chế quản lý thống nhất.

Về tổ chức, hoạt động của cơ quan bổ trợ tư pháp

- Đối với giám định tư pháp: nâng cao trách nhiệm pháp lý, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ giám định viên chuyên trách. Cần quan tâm đầu tư hơn nữa và thành lập tổ chức giám định chuyên trách. Cần phải xác định rõ cơ chế đánh giá, kiểm tra các kết luận giám định trước khi các kết luận giám định đó được dùng để làm cơ sở giải quyết vụ việc.

- Về tổ chức luật sư: đào tạo, phát triển đổi ngũ luật sư đủ về số lượng, có trình độ chun môn cao, tăng cường khả năng tranh tụng tại phiên toà, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)