Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay (Trang 35 - 36)

Trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước, đã có thời kỳ nước ta tồn tại nhiều đảng phái chính trị. Qua thử thách của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc, chúng ta đã thừa nhận vị trí, vai trị lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và tồn xã hội. Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, đòi hỏi phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội; phát huy vai trò và hiệu lực quản lý xã hội của Nhà nước nhằm làm cho các chủ trương, đường lối của Đảng đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực xã hội. Đây là nét đặc trưng khác biệt giữa nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà nước pháp quyền tư sản; đồng thời cũng là kinh nghiệm vô cùng quý giá mà nhân dân ta đã đúc kết trong

quá trình lịch sử của cách mạng Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước được thể hiện ở các phương diện sau:

- Đảng đề ra đường lối, chủ trương và các chính sách lớn định hướng cho sự phát triển của đất nước trong từng thời kỳ;

- Đảng lãnh đạo Nhà nước định ra và thực thi Hiến pháp, pháp luật; xây dựng bộ máy nhà nước tinh, gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất, trí tuệ và năng lực, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Tổ quốc, tận tuỵ phục vụ nhân dân;

- Đảng kiểm tra việc quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên trong các cơ quan nhà nước.

Nhằm hoàn thiện việc xây dựng nhà nước pháp quyền cần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, giữ vững, tăng cường vai trò của Đảng, đồng thời, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của Nhà nước và các đồn thể chính trị - xã hội, nêu cao quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối phát triển do Đảng đưa ra. Bên cạnh đó, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải được tiến hành đồng bộ với đổi mới toàn bộ hệ thống chính trị, với việc đổi mới, sắp xếp lại và nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao chất lượng của các tổ chức đảng.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải tiến hành một cách dân chủ, bằng những phương pháp dân chủ, phải thấm nhuần sâu sắc tư duy biện chứng về mối quan hệ giữa mục tiêu với phương thức, phải được tiến hành khẩn trương, kiên quyết nhưng vững chắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)