Dân chủ hoá đời sống xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay (Trang 66 - 69)

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Vấn đề dân chủ xã hội chủ nghĩa đã có bước phát triển đáng kể gắn liền với việc xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Dân chủ được phát huy trên nhiều lĩnh vực, cả về chiều rộng và bề sâu. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu: “ hắc phục mọi biểu hiện dân chủ hình thức; xây dựng Luật trưng cầu ý dân”[5, tr.124]. Những nội dung này một lần nữa được khẳng định trong Chương trình tổng thể cải

cách hành chính năm 2001-2010 mà Chính phủ ban hành. Như vậy, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc hoàn thiện nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền trong giai đoạn hiện nay, vấn đề phát triển dân chủ có vai trị cốt lõi.

Trong lĩnh vực lập pháp, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về các dự án luật tiếp tục được chú trọng và có đổi mới, số lượng được tăng lên, hình thức đa dạng, phong phú, trong đó có việc phát huy và sử dụng thế mạnh của công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông. Việc lấy ý kiến về các dự án luật tập trung vào nhiều đối tượng, trong đó đặc biệt chú trọng đến các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp và gián tiếp của văn bản luật sẽ ban hành. Các đợt tổ chức lấy ý kiến nhân dân ngày càng có hiệu quả, thể hiện tính dân chủ, sự thận trọng trong hoạt động lập pháp, huy động được trí tuệ, sự đồng thuận của nhân dân, bảo đảm tính rõ ràng, cơng khai, minh bạch ngay trong khi dự kiến hoạch định chính sách.

Dân chủ về kinh tế có những thay đổi quan trọng. Những cơ chế, chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của kinh tế tư nhân, chính sách về đất đai với nội dung các quyền của người sử dụng đất được mở rộng hơn đã thực sự có ý nghĩa lớn, giải phóng sức sản xuất, khai thác mọi tiềm năng và phát huy nhiệt tình sáng tạo của các tầng lớp nhân dân trong lao động, sản xuất, kinh doanh. Bộ luật lao động được ban hành là một văn kiện pháp lý quan trọng bảo vệ quyền lợi của người lao động và bảo hộ lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

Dân chủ về chính trị, xã hội tiếp tục được đề cao. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thơng qua hai phương thức: dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện). Quyền dân chủ trong bầu cử, ứng cử, trong thảo luận đóng góp ý kiến xây dựng các dự án luật và sinh

hoạt dân chủ trong các cơ quan dân cử, trong các đoàn thể xã hội, trên các phương tiện thơng tin đại chúng có nhiều tiến bộ. Nhà nước đã ban hành những chính sách, pháp luật đối với tôn giáo, dân tộc, người Việt Nam định cư ở nước ngồi như Pháp lệnh tơn giáo, Nghị quyết về giao dịch dân sự dân sự về nhà ở có yếu tố nước ngồi được xác lập trước ngày 1-7- 1991… và sắp tới Quốc hội sẽ ban hành Luật dân tộc. Việc ban hành các quy chế dân chủ ở cơ sở đã tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của mình tốt hơn và đã đạt được những hiệu quả đáng khích lệ.

Ngày 7/7/2003, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký Nghị định số 79/2003/NĐ-CP về Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã. Quy chế này quy định cụ thể những việc hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân xã phải thông tin kịp thời và công khai để dân biết; những việc dân bàn và quyết định trực tiếp; những việc dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan nhà nước quyết định; những việc dân giám sát, kiểm tra và các hình thức thực hiện Quy chế dân chủ ở xã. Quy chế thực hiện dân chủ ở xã nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, ổn định chính trị, tăng cường đoàn kết, xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các đồn thể ở xã trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thối, quan liêu, tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tại phiên họp thứ 48 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 20/4/2007, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Pháp lệnh này quy định những nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những

nội dung nhân dân giám sát và trách nhiệm của cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn…, của các cơ quan, tổ chức có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.

Cùng với việc mở rộng dân chủ, Nhà nước ta đã kiên quyết đấu tranh chống lại tình trạng dân chủ cực đoan, vơ chính phủ, kiên quyết xử lý một số phần tử xấu lợi dụng dân chủ để kích động, gây rối, do đó trong điều kiện tình hình trên thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp nhưng ổn định chính trị ln được giữ vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)