Đảng ta coi dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng đất nước. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa là biện pháp không thể thiếu được trong quá trình tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đại hội Đảng X đã ghi nhận “Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây
dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân” [6, tr.44].
- Nhà nước tạo ra mọi điều kiện để bảo đảm các quyền tự do bầu cử, ứng cử của nhân dân. Cần đặt ra những tiêu chuẩn về đạo đức, phẩm chất, kiến thức và năng lực chuyên môn để bầu ra được các đại biểu xứng đáng. Xây dựng một chế độ rõ ràng, nghiêm túc việc bãi miễn những đại biểu nhân dân và thi hành kỷ luật đối với cán bộ chính quyền có khuyết điểm nặng khơng được nhân dân tín nhiệm.
- Tìm tịi, thử nghiệm, cải tiến dần hình thức, thiết chế thích hợp để bảo đảm quyền của nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước. Muốn vậy, cơ quan nhà nước phải thông tin kịp thời cho dân biết những hoạt động chủ yếu của cấp mình; những thơng tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội, kết quả thi hành pháp luật, nội dung và tình hình thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, về kết quả khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Cần nghiên cứu mở rộng việc mời đại diện các tầng lớp nhân dân dự thính kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Cần thể chế hoá bằng pháp luật hoạt động của các tổ chức, đồn thể chính trị xã hội, nhằm không ngừng nâng cao vị trí, vai trị của các tổ chức trong việc giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước một cách công khai, dân chủ.
- Bảo đảm quyền tự do ngôn luận của nhân dân trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Xem xét, nghiên cứu lập trang web về khiếu nại, tố cáo, nhằm tránh tình trạng quá tải đơn thư khiếu nại hoặc tụ tập khiếu nại tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cải tiến chế độ tiếp xúc, báo cáo của đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân với cử tri, tạo điều kiện cho nhân dân khơng chỉ phản ánh nguyện vọng của mình mà cịn tham gia nhận xét, đánh giá hoạt động của đại biểu dân cử, của cơ quan nhà nước, Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
- Cơ quan nhà nước các cấp mở rộng các hình thức tham khảo ý kiến của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc xây dựng và triển khai thực hiện chính sách pháp luật. Cần cải tiến việc lấy ý kiến nhân dân về các văn bản pháp luật theo hướng thiết thực và khơng mang tính hình thức. Các cơ quan nhà nước cần tổ chức hội nghị nhân dân hoặc đại biểu nhân dân các cấp cơ sở để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trên địa bàn dân cư, tổng hợp dư luận xã hội về những vấn đề cần thiết để nâng cao công tác lãnh đạo và quản lý nhà nước, để nhân dân tham gia rộng rãi vào các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
- Bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân về kinh tế, cụ thể là quyền dân chủ về sở hữu, về lao động, về quản lý và hưởng thụ. Nhà nước cần mở rộng quyền tự chủ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, thực hiện đúng đắn chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước cần ban hành các chính sách chế độ và thi hành những biện pháp cần thiết bảo đảm cho nhân dân lao động thực sự là người chủ nắm tư liệu sản suất, làm chủ các quá trình sản xuất, phân phối, lưu thơng, phát huy được tính sáng tạo, năng động, tự chủ trong sản xuất.
- Trên các lĩnh vực khoa học-kỹ thuật, văn hoá giáo dục cần phải tạo mọi điều kiện để phát huy trí tuệ, tài năng của các nhà khoa học. Có những chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút chất xám của đội ngũ trí thức. Cần có những quy định cụ thể để khuyến khích tự do nghiên cứu, phát minh, sáng tác, phê bình… nhằm nâng cao trách nhiệm của nhân dân.
Xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng chính là một bộ phận của xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Mỗi bước phát triển của dân chủ hoá xã hội là một điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Làm tốt việc này chính là góp phần tạo ra một động lực
tổng hợp cho sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.