Tiêu chí đánh giá và điều kiện đảm bảo áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động xét xử của Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, qua thực tiễn giải quyết tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 33 - 41)

giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân

1.2.4.1. Tiêu chí đánh giá hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân

Để đánh giá hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp

QSDĐ thì việc xác định được các tiêu chí là rất cần thiết làm cơ sở đánh giá hiệu quả giải quyết các tranh chấp. Từ đó có những kiến nghị mang tính khoa học, có căn cứ lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử của TAND. Các tiêu chí này bao gồm:

Thứ nhất, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên đương sự. Tiêu chí

đầu tiên trong việc áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân là phải đảm lợi ích của người sử dụng đất, vì đó là mong muốn, mục đích của họ khi nộp đơn khởi kiện đến Tịa án. Vì vậy xuyên suốt quá trình giải quyết, xét xử, ban hành bản án, quyết định người Thẩm phán, Hội đồng xét xử phải hướng đến lợi ích của các bên đương sự để có phán quyết đúng pháp luật, đảm bảo hài hịa lợi ích của các bên.

Thứ hai, tỷ lệ số án giải quyết được dựa trên cơ sở số lượng án đã thụ

lý của TAND.

Đây là tiêu chí đánh giá dựa trên số lượng vụ án tranh chấp về QSDĐ

mà TAND xem xét, thụ lý. Như vậy, tỷ lệ số vụ án mà TAND thụ lý, giải quyết được là chỉ số đánh giá hiệu quả áp dụng pháp luật của Thẩm phán.

Thứ ba, tỷ lệ số vụ án tranh chấp về QSDĐ giải quyết đúng thời hạn luật định đạt bao nhiêu phần trăm so với các vụ việc được TAND thụ lý.

Công tác giải quyết, xét xử của ngành TAND hàng năm đều có tổng kết cho thấy kết quả giải quyết, xét xử các vụ án dân sự chiếm tỷ lệ trung bình

từ 80% đến 90% trong tổng số các vụ án phải giải quyết. Tuy nhiên, không

phải tất cả các vụ án đều giải quyết, xét xử đúng thời hạn do pháp luật tố tụng quy định. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến trong một số trường hợp

TAND không tuân thủ thời hạn giải quyết vụ án đã làm ảnh hưởng nghiêm

trọng quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, làm giảm lòng tin của nhân dân vào TAND. Vì vậy, TAND giải quyết các vụ án tranh chấp về QSDĐ đúng thời hạn luật định là rất cần thiết, tỷ lệ số án được giải quyết nhanh trong thời hạn luật định càng cao thì hiệu quả áp dụng pháp luật càng lớn.

Thứ tư, kết quả hòa giải thành trong quá trình giải quyết các tranh chấp về QSDĐ.

Hòa giải là một thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự, TAND tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc hóa giải các bất

đồng, mâu thuẫn là rất cần thiết và quan trọng đặc biệt là đối với các tranh

chấp về QSDĐ. Việc TAND hòa giải thành sẽ tránh xảy ra những xung đột

trong xã hội, tiết kiệm được thời gian, công sức, chất xám của cán bộ Tòa án và tiền bạc của Nhà nước và giữ gìn đồn kết trong nội bộ nhân dân. Số vụ án TAND hòa giải thành chiếm tỷ lệ càng cao thì càng làm tăng hiệu quả áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về QSDĐ.

Thứ năm, tỷ lệ các bản án bị sửa, hủy so với tổng số các bản án, quyết

định của TAND đã giải quyết.

Đây là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá chất lượng xét xử và giải

quyết các loại án của TAND. Hàng năm, TAND các cấp đều đánh giá chất

định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, tỷ lệ án bị sửa, hủy chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Nếu tỷ lệ các bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thấp và nếu tỷ lệ các bản án, quyết định này bị Tòa án cấp phúc thẩm sửa, hủy thấp chứng tỏ hoạt động xét xử của TAND đạt hiệu quả cao.

Thứ sáu, tác động về mặt xã hội của các bản án, quyết định của TAND

về giải quyết các tranh chấp về QSDĐ.

Bản án, quyết định của TAND về việc giải quyết các tranh chấp về QSDĐ là loại văn bản áp dụng pháp luật. Nó được kết tinh từ một quá trình áp dụng pháp luật; vì vậy, cần phải được ban hành một cách hợp pháp, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và có căn cứ pháp lý. Để đảm bảo được các điều kiện này thì phần nội dung vụ án và phần nhận định của bản án phải được xem xét trên cơ sở đánh giá khách quan về bản chất sự việc nhằm đưa ra những phán quyết công bằng, hợp lý và có khả năng thi hành cao.

Đối với một bản án, quyết định về tranh chấp QSDĐ thì việc ban hành đúng thẩm quyền là một nội dung quan trọng thể hiện tính hợp pháp của bản án, quyết định của TAND.

Trong tranh chấp về QSDĐ, việc xác định đúng quan hệ tranh chấp cũng là vấn đề rất khó khăn khi các văn bản hướng dẫn quá nhiều, thậm chí đơi khi có sự chồng chéo. Vì vậy, đã có trường hợp xác định sai quan hệ pháp luật từ quan hệ tranh chấp dân sự sang tranh chấp hành chính và ngược lại dẫn

đến việc bản án, quyết định ban hành không đúng pháp luật làm ảnh hưởng

nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

Tính chính xác và khách quan của bản án, quyết định giải quyết tranh chấp về QSDĐ còn được thể hiện ở việc tóm tắt nội dung vụ án một cách đầy đủ, rõ ràng. Phần nhận định, đánh giá các chứng cứ một cách khách quan, trên cơ sở nghiên cứu kỹ hồ sơ, cụ thể là nghiên cứu, xem xét các chứng cứ, phân tích, đối chiếu và thông qua thủ tục tranh tụng và tranh luận cơng khai tại phiên tịa để viện dẫn các quy định của pháp luật một cách chính xác, đầy đủ,

đạt lý. Đối với bản án tranh chấp về QSDĐ phải áp dụng đồng thời các quy định của BLDS và các quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn khác liên quan về đất đai làm cơ sở vững chắc để ban hành bản án, quyết định.

Trong khi các tranh chấp về QSDĐ ngày càng gia tăng và phức tạp như hiện nay thì một bản án, quyết định không những đúng pháp luật, mang tính chính xác mà cịn mang tính thuyết phục cao, được nhân dân đồng tình, ủng hộ là một yêu cầu hết sức quan trọng. Bên cạnh việc ban hành bản án, quyết định có ý nghĩa góp phần tuyên truyền, giáo dục pháp luật thì nó cịn góp phần quan trọng vào việc răn đe đối với những người khơng tn thủ pháp luật. Vì trong nội dung bản án, quyết định còn chứa đựng nội dung mang tính chế tài cụ thể, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân vào công lý, vào hoạt động của hệ thống TAND trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Việc TAND công khai xét xử và công khai các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật theo quy định trên cổng thông tin điện tử của TAND sẽ được mọi người tìm hiểu thơng qua các kênh khác nhau. Xã hội sẽ có phản ứng theo hướng tích cực hoặc tiêu cực về nội dung các bản án, quyết định phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhận thức, hiểu biết về kiến thức pháp luật, phong tục, tập quán, tâm lý... của người dân. Như vậy, nếu tỷ lệ các bản án, quyết định của TAND được dư luận đồng tình ủng hộ cao thì đó chính là thước đo hiệu quả của cả q trình áp dụng pháp luật.

1.2.4.2. Điều kiện đảm bảo áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động xét xử của Tịa án nhân dân

Thứ nhất, hồn thiện pháp luật về nội dung và pháp luật về tố tụng quy định về giải quyết tranh chấp QSDĐ.

Pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp về

QSDĐ nói riêng quy định còn chung chung, chưa cụ thể như tranh chấp về

QSDĐ trong vụ án về hơn nhân, gia đình, đất hương hỏa, đất tôn giáo... Các quan hệ đất đai được hình thành ở những thời điểm khác nhau nhưng khi pháp luật đất đai thay đổi thì Nhà nước chưa kịp ban hành các văn bản để điều

chỉnh, thực tế có nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về pháp luật tố tụng và pháp luật về nội dung với các quy định đầy đủ, cụ thể, thống nhất, là những điều kiện quan trọng để TAND giải quyết kịp thời và đúng pháp luật; đồng thời, tránh được sự tùy tiện trong quá trình áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án tranh chấp về QSDĐ. Chính vì vậy, hồn thiện hệ thống pháp luật về đất đai là cơ sở pháp lý cho TAND giải quyết các tranh chấp về QSDĐ đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, về cơng tác cán bộ.

Tịa án nhân dân tối cao hướng dẫn, chỉ đạo TAND các cấp tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo, tập huấn, hội thảo đánh giá và rút kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp QSDĐ; chú trọng giáo dục, rèn luyện, đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là những cán bộ có chức danh tư pháp như: Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký, Thẩm tra viên… nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Bởi lẽ, trình độ, năng lực và kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp về QSDĐ. Thực tiễn

đòi hỏi người Thẩm phán khi giải quyết các tranh chấp về QSDĐ phải xác

định đúng các quan hệ pháp luật đang tranh chấp, quyết định áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ phù hợp trong vụ án đang tranh chấp, áp dụng các quy phạm pháp luật chính xác, phù hợp với quan hệ pháp luật trong vụ án đang giải quyết. Qua thực tiễn giải quyết đã có nhiều vụ án bị Tịa án cấp trên sửa, hủy án nhiều lần làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của nhân dân, làm thiệt hại kinh tế của Nhà nước, của xã hội một phần cũng do trình độ chuyên môn của Thẩm phán. Ngoài ra, Thẩm phán cần nắm vững mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và chính sách, pháp luật đất đai nói riêng; phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng; có kinh nghiệm hoạt động xã hội, nắm bắt và hiểu biết thực tiễn để áp dụng trong công tác xét xử, giải quyết các vụ án về

tranh chấp QSDĐ. Như vậy, tăng cường công tác quản lý cán bộ, Thẩm phán của TAND các cấp là rất cần thiết, là một trong những điều kiện cơ bản và quan trọng nhằm đảm bảo cho hoạt động giải quyết các tranh chấp được nhanh chóng và đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các đương sự cũng như lợi ích của tồn xã hội.

Thứ ba, sự phối hợp có hiệu quả giữa Tịa án và Cơ quan Thi hành án

dân sự cùng cấp.

Để đảm bảo bản án, quyết định của Tòa án sau khi ban hành được đảm bảo thực thi trên thực tế thì cần thiết phải có sự phối hợp có hiệu quả giữa Tòa án và Cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp. Muốn vậy, bản án của Tòa án phải tuyên rõ ràng, cụ thể, tránh trường hợp khó thi hành hoặc thi hành khơng được. Trong q trình giải quyết vụ án Tịa án phải tiến hành thẩm định, xác minh, thu thập đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, số liệu tuyên trong bản án, quyết đính phải phù hợp với thực địa... Trường hợp Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án, tổ chức thi hành án thấy có vấn đề gì thì cần thiết phối hợp trao đổi với Tòa án để chủ động cùng tháo gỡ. Mục đích nhằm thi hành bản án, quyết định có hiệu lực của Tịa án trên thực tế, đảm bảo quyền lợi cho bên yêu cầu thi hành án và bên phải thi hành án. Đồng thời, trong quá trình giải

quyết thì Tịa án không thể "đơn thân độc mã" thực hiện được các cơng việc

trên, mà cịn có sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan như cơ quan quản lý tài ngun và mơi trường; văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất. Việc phối hợp tốt với các cơ quan, tổ chức, ban ngành liên quan trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của công tác áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại TAND.

Thứ tư, đẩy mạnh và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp

luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng.

Để người dân nắm bắt các quy định của pháp luật về đất đai thì cần

rộng trong quần chúng nhân dân thơng qua các kênh truyền thơng khác nhau, như: báo chí, truyền thanh, truyền hình,… Đặc biệt, trong thời đại cơng nghệ thơng tin phát triển một cách nhanh chóng như hiện nay cần sử dụng mạng internet, mạng xã hội, cổng thông tin điện tử v.v trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Đây là điều kiện thuận lợi để TAND các cấp, các cơ quan hữu quan phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến trên các trang thông tin điện tử nhằm giải đáp các thắc mắc của quần chúng nhân dân về pháp luật đất đai để nâng cao ý thức pháp luật của người dân; đồng thời, cũng là cách thức để giải đáp thấu đáo những thắc mắc của họ về quy định của pháp luật đối với giải quyết tranh chấp về QSDĐ hiện nay một cách kịp thời, hiệu quả nhất.

Để các vụ án tranh chấp về QSDĐ được giải quyết một cách nhanh

chóng và đạt hiệu quả cao thì việc nâng cao ý thức của người dân, của người tham gia tố tụng trong một vụ án cụ thể là rất quan trọng. Người tham gia tố tụng phải ý thức và nắm rõ được các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của BLTTDS. Các đương sự phải có nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, cho ý kiến của mình đảm bảo có căn cứ đúng pháp luật. Q trình thực hiện nghĩa vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ diễn ra nhanh chóng thì việc TAND giải quyết vụ án càng thuận lợi, khơng xảy ra tình trạng kéo dài do thực hiện các biện pháp thu thập chứng chứng cứ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật đất

đai nói riêng cần được đẩy mạnh, tăng cường là một trong những điều kiện

quyết định hiệu quả áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về QSDĐ.

Kết luận Chƣơng 1

1. Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Áp dụng pháp luật mang tính thực tiễn, cụ thể và sinh động, được tiến hành theo một trình tự nhất định do pháp luật quy định. Khi phải giải quyết các tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các

chủ thể hoặc khi Nhà nước cần phải can thiệp để thực thi các quyền của chủ thể theo quy định của pháp luật thì áp dụng pháp luật có vai trị to lớn và quan trọng trong việc thực hiện quyền lực nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, qua thực tiễn giải quyết tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)