Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Bình đến việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về quyền sử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, qua thực tiễn giải quyết tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 43 - 46)

Quảng Bình đến việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân

Với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội như trên, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng về kinh tế đã thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các giao dịch dân sự về đất đai được xác lập đáp ứng nhu cầu của cá nhân, tổ chức như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh và góp vốn bằng QSDĐ ngày càng tăng lên. Điều này làm nảy sinh các tranh chấp liên quan đến QSDĐ trên địa bàn tỉnh theo xu hướng tăng lên và ngày càng có tính chất phức tạp. Trong giai đoạn 2012-2016, TAND tỉnh Quảng Bình đưa ra xét xử phúc thẩm số lượng các vụ án tranh chấp về

QSDĐ ngày càng tăng. Sự tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

của tỉnh Quảng Bình đến việc áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp QSDĐ trong hoạt động của ngành TAND được thể hiện trên các khía cạnh sau đây.

2.1.3.1. Tác động tích cực

Thứ nhất, do sự phát triển kinh tế khiến đất đai ngày càng có giá trị

(đặc biệt là đất ở khu vực đô thị, khu vực phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế; đất ven các trục đường giao thông...). Tranh chấp về QSDĐ ngày

càng gia tăng về số lượng lẫn tính chất phức tạp. Điều này tạo ra áp lực đối

với các Thẩm phán không ngừng học hỏi, trau dồi nghiệp vụ xét xử, nâng cao kiến thức, sự hiểu biết pháp luật đất đai, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, phân tích hồ sơ vụ việc v.v... nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết các vụ án liên quan đến đất đai. Thông qua thực tiễn áp dụng pháp luật trong xét xử các tranh

chấp về QSDĐ mà đội ngũ Thẩm phán được rèn luyện, trưởng thành, vững

vàng về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức.

Thứ hai, để duy trì sự ổn định chính trị - xã hội, góp phần cải thiện mơi trường đầu tư, kinh doanh và khuyến khích thu hút đầu tư của các nhà

đầu tư, doanh nghiệp trong và ngồi nước địi hỏi ngành TAND tỉnh Quảng

Bình phải áp dụng đúng, chính xác pháp luật đất đai trong việc giải quyết các tranh chấp về QSDĐ. Muốn vậy, ngành TAND tỉnh Quảng Bình phải đổi mới toàn diện từ phương thức quản lý, tác phong lề lối, làm việc, phong cách phục vụ đến việc nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, kiến thức pháp luật; nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, phẩm chất đạo đức; thái độ chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, Thẩm phán và Thư ký.

Thứ ba, với điều kiện thuận lợi về giao thông, đi lại và giao thương với các địa phương trong nước và với các nước Lào, Thái Lan nên ngành TAND tỉnh Quảng Bình có nhiều cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ TAND của các tỉnh, thành phố trong cả nước; với ngành TAND của Lào, Thái Lan trong việc áp dụng pháp luật để xét xử các vụ án nói chung và giải quyết các tranh chấp về QSDĐ nói riêng. Qua đó, góp phần tăng cường năng lực và hiệu quả áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp về QSDĐ của ngành TAND tỉnh Quảng Bình.

2.1.3.2. Tác động tiêu cực

Bên cạnh tác động tích cực, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh

hưởng tiêu cực đến việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về QSDĐ

trong hoạt động của TAND tỉnh Quảng Bình; cụ thể:

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường thì bên cạnh những mặt tích cực, cơ chế thị trường cũng bộc lộ những mặt trái đó là tình trạng tham nhũng, tiêu cực, chạy án v.v... Hơn nữa, khi đất đai ngày càng trở lên có giá thì tính chất tranh chấp về QSDĐ ngày càng trở lên gay gắt. Các bên đương sự không từ một thủ đoạn nào (kể cả chạy tiền cho Thẩm phán, Hội đồng xét xử) để có được phán quyết của Thẩm phán có lợi cho mình. Những mặt trái này tác động khơng nhỏ trong áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp về QSDĐ tại TAND tỉnh Quảng Bình.

Thứ hai, do sự phát triển không đồng đều giữa các huyện, thị xã, thành

phố trong tỉnh và sự hạn chế trong tiếp cận thơng tin do giao thơng, đi lại khó khăn của một số huyện miền núi như Hướng Hóa, Tuyên Hóa... Nên một bộ phận đáng kể nhân dân cũng như một số Thẩm phán ở các địa phương này chưa nắm bắt kịp thời, cập nhật thường xuyên những quy định sửa đổi, bổ sung của pháp luật đất đai hoặc nhận thức pháp luật còn hạn chế. Điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng công tác áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp về QSDĐ tại TAND tỉnh Quảng Bình.

Thứ ba, đất đai là vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Việc quản lý đất

đai trong một thời gian dài ở tỉnh Quảng Bình bộc lộ nhiều hạn chế, lỏng

lẻo. Hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính ở các huyện, thị xã, thành phố (đặc biệt là các xã, huyện miền núi) bị thất lạc, không đồng bộ, số liệu đất đai khơng chính xác v.v... Điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng

công tác áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp về QSDĐ tại TAND

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, qua thực tiễn giải quyết tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)