Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, qua thực tiễn giải quyết tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 48 - 56)

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về QSDĐ trong hoạt động xét xử của TAND tại tỉnh Quảng Bình cũng bộc lộ những hạn chế. Những hạn chế, yếu kém này bao gồm:

Thứ nhất, hạn chế trong việc áp dụng pháp luật để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về QSDĐ giữa TAND hay UBND, giữa Tịa dân sự hay Tịa hành chính.

Thực tế đã gần 24 năm kể từ ngày Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực và hơn 03 năm kể từ ngày Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực; nhưng đến nay tại tỉnh Quảng Bình mới cấp GCNQSDĐ được khoảng 60% số người sử dụng đất; còn 40% diện tích đất sử dụng chưa được cấp GCNQSDĐ. Tuy nhiên, trong quá trình cấp GCNQSDĐ khơng phải huyện, thị xã, thành phố nào cũng

đều thực hiện đúng quy trình cấp GCNQSDĐ, dẫn đến có nhiều trường hợp đất của hai hộ gia đình bị chồng lấn ranh giới; có trường hợp một thửa đất cấp GCNQSDĐ cho hai, ba hộ gia đình; có thửa đất của hộ này canh tác nhưng lại cấp GCNQSDĐ cho một hộ khác… dẫn đến tranh chấp phát sinh giữa các hộ với nhau hoặc giữa các hộ gia đình với UBND cấp có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ. Khi thụ lý, việc xác định thẩm quyền để giải quyết vụ việc đã xảy ra khơng ít lúng túng, có nhiều trường hợp hồ sơ bị chuyển từ TAND sang UBND, từ Tòa dân sự sang Tịa hành chính. Bên cạnh đó là việc xác định thiếu tư cách tham gia tố tụng làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của đương sự; mặc dù Luật đất đai, BLTTDS, Luật khiếu nại… đều đã có những quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết đối với từng loại tranh chấp đất đai cho từng cơ quan có thẩm quyền.

Thứ hai, bỏ sót người tham gia tố tụng.

Hạn chế về mặt tố tụng thể hiện ở việc do không nghiên cứu kỹ hồ sơ dẫn đến một số vụ án khi xét xử, TAND bỏ sót người có quyền lợi, nghĩa vụ

liên quan. Ngược lại, cũng có một số trường hợp, Tịa án cấp phúc thẩm hủy

bản án sơ thẩm với lý do cần đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng; trong khi, những người này khơng có quyền lợi, nghĩa vụ nào liên quan trong vụ án. Việc xác định ai là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự phải căn cứ vào quy định của BLTTDS để quyết

định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc tuy không phải là

người yêu cầu, người khởi kiện, người bị kiện nhưng khi giải quyết vụ việc dân sự sẽ dẫn đến họ là người được hưởng quyền hoặc phải thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của TAND. Vì vậy trong trường hợp này, TAND phải đưa họ vào tham gia tố tụng.

Ví dụ, ngày 30/08/2016, TAND tỉnh Quảng Bình đã xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp về ranh giới đất (nguyên đơn ông Phan Đăng Phương và bị đơn ông Nguyễn Văn Thoan) bằng Bản án số 17/2016/DSPT hủy Bản án số

05/2016/DSST, ngày 24/02/2016 của TAND huyện MH, vì lý do Tịa án cấp sơ thẩm đưa thiếu người tham gia tố tụng là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong vụ án này có anh Nguyễn Văn Thành là con trai của ông Nguyễn

Văn Thoan, khi lấy vợ anh Thành được bố cho đất làm nhà. Khi giải quyết

đáng lẽ TAND huyện MH phải xác định vợ chồng anh Nguyễn Văn Thành và chị Bùi Hồng Phấn tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vì ranh giới đất tranh chấp giữa nhà ông Phương và ông Thoan còn liên quan đến đất của vợ chồng anh Thành.

Thứ ba, hạn chế trong việc xác định tính xác thực của các tài liệu,

chứng cứ.

Hạn chế về mặt tố tụng còn thể hiện ở việc TAND xác định tính xác thực của các chứng cứ do đương sự xuất trình trong quá trình giải quyết vụ án. Mặc dù, đã được lưu ý trong các hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm về hoạt động xét xử, nhưng trong một số hồ sơ vụ án, các tài liệu, chứng cứ do đương sự xuất trình chỉ là bản photocopy. Trong khi những tài liệu, chứng cứ này có tính chất rất quan trọng, có ý nghĩa đến việc giải quyết vụ án như: giấy vay nợ, giấy xác nhận số tiền còn nợ, di chúc, hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ… Những tài liệu photocopy này khơng có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền là đã sao y bản chính làm cho việc xem xét, đánh giá chứng cứ, xác định đường lối xử lý vụ án gặp nhiều khó khăn và khơng đảm bảo sự khách quan, chính xác theo quy định của pháp luật. Có nhiều tài liệu, chứng cứ rõ ràng có sửa chữa, tẩy xóa; đương sự có yêu cầu Tòa án cho tiến hành giám định. Dẫn đến sau khi xét xử phúc thẩm, đương sự khiếu nại bản án và yêu cầu tiếp tục được giám định nên bản án đã bị kháng nghị. Đối với trường hợp đương sự

yêu cầu giám định và đã được TAND giải thích nhưng đương sự vẫn khơng

nộp tiền chi phí giám định thì TAND phải lập biên bản để lưu trong hồ sơ.

Thứ tư, thu thập chứng cứ, xác minh khơng đầy đủ, chưa rõ ràng.

Ví dụ: Vụ án tranh chấp QSDĐ giữa ngun đơn ơng Hồng Văn Toán và bà Nguyễn Thị Thủy với bị đơn ông Hoàng Văn Tường và bà Hoàng Thị Tuấn

Nguyên đơn ơng Hồng Văn Tốn và bà Nguyễn Thị Thủy trình bày:

Năm 2004, ơng bà được cấp 275m2 đất ở và đất vườn tại thôn Tây, xã Vạn

Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Theo GCNQSDĐ cấp ngày 05/4/2004 thì đất của ơng bà có tứ cận như sau: phía Bắc giáp lưu khơng đường tỉnh lộ 02 là 15m, phía Nam giáp mương nước là 10m, phía Tây giáp đất của vợ chồng ông Tường, bà Tuấn. Ranh giới tạm thời giữa hai nhà là hàng chè mạn bảo, lúc vợ chồng ông bà về làm nhà năm 2009 đã có và cao khoảng 0,5m. Ngày 10/8/2010, ông bà cho thợ xây hàng rào nhưng phía ơng Tường, bà Tuấn cho rằng ơng bà đã lấn khoảng 20cm. Ơng bà có mời địa chính xã xuống đo thì phát hiện đất ông bà bị thiếu hụt hơn 01m chiều ngang mặt tiền thửa đất. Nay ông bà yêu cầu ông Tường, bà Tuấn trả lại hơn 01m đất chiều ngang mặt tiền đã lấn chiếm cho đủ với diện tích đất ghi trong GCNQSDĐ.

Bị đơn ông Tường, bà Tuấn trình bày: Ơng bà được cấp đất năm 2003

và được cấp GCNQSDĐ ngày 12/8/2003 với diện tích 360m2; ngang thửa đất

trước và sau đều 15m. Đến năm 2004, địa chính xã đã đến đo lại đất của ơng bà; ông Tâm và ông Hồng và điều chỉnh đất của ông phải dồn lên khoảng 5m (do đất của ông Hồng thừa). Đất của ông Toán cấp sau và liền kề đất của ông bà; Ranh giới đất của ông bà và ranh giới đất của ơng Tốn, bà Thủy là hàng chè mạn hảo do ông bà trồng từ đầu năm 2004; ông bà làm nhà ở năm 2008. Năm 2010, ơng Tốn xây hàng rào giữa hai nhà, gia đình ơng bà chấp nhận

cho xây. Nhưng thực tế ơng Tốn đã giăng dây phía sau đúng mốc, cịn phía

trước lấn sang phần đất của ơng bà, nên không đồng ý cho xây. Ơng bà khơng lấn đất của ơng Tốn nên khơng đồng ý trả đất.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 13/2011/DSST ngày 16/9/2011, TAND huyện Bố Trạch quyết định: Không chấp nhận yêu cầu của ơng Hồng Văn Toán, bà Nguyễn Thị Thủy buộc gia đình ơng Hồng Văn Tường, bà Hoàng Thi Tuấn trả 01m đất chiều dài phía Bắc giáp hành lang đường 561. Giữ nguyên hiện trạng của hai thửa đất của hai gia đình ông Toán, bà Thủy và ông

Tường, bà Tuấn. Đề nghị UBND xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch điều chỉnh biến động diện tích đất giữa kết quả thẩm định và GCNQSDĐ giữa hai gia đình theo thẩm quyền

Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 01/2012/DSPT ngày 15/02/2012, TAND tỉnh Quảng Bình quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm. Sau khi xét xử phúc thẩm, ơng Hồng Văn Tốn và bà Nguyễn Thị Thủy có đơn đề nghị giám đốc thẩm Bản án phúc thẩm nêu trên.

Tại Quyết định kháng nghị số 13/2015/KN-DS ngày 06/02/2015, Chánh án TANDTC đã kháng nghị bản án phúc thẩm nêu trên và tại Quyết định giám đốc thẩm số 143/2015/DS-GĐT ngày 23/4/2015, Hội đồng giám đốc thẩm TANDTC đã quyết định hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 01/2012/DSPT

ngày 15/02/2012 của TAND tỉnh Quảng Bình và hủy Bản án dân sự sơ thẩm

số 13/2011/DSST ngày 16/9/2011của TAND huyện Bố Trạch, giao hồ sơ vụ án cho TAND huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình xét xử lại theo quy định của pháp luật; vì lý do: Khi giải quyết tranh chấp 12,4 m2 đất thôn Tây, xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giữa ơng Tốn với ơng Tường, tịa án hai cấp chưa xác minh hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho gia đình ơng Tốn và gia đình ơng Tường; Đồng thời, thu thập chứng cứ làm rõ khi cấp GCNQSDĐ cho ơng Tốn, ơng Tường có đo đạc hay khơng? Trong khi đó, biên bản thẩm định tại chỗ chiều dài có chênh lệch so với GCNQSDĐ, nhưng Tòa án chưa làm rõ vì sao có sự chênh lệch đó? Vì sao đất của nguyên đơn thiếu 1m

so với GCNQSDĐ; còn đất của bị đơn thừa so với GCNQSDĐ? Đồng thời

cần xem xét việc ngày 30/11/2011, các đương sự thỏa thuận được bị đơn trả cho nguyên đơn phần đất có chiều giáp đất lưu khơng tỉnh lộ là 0,5m. Trong khi chưa thu thập chứng cứ làm rõ những vấn đề nêu trên nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu đòi đất của

nguyên đơn là chưa đủ cơ sở vững chắc và làm ảnh hưởng quyền lợi của

Thứ năm, áp dụng khơng đúng hướng dẫn của TANDTC.

Ví dụ: Vụ án tranh chấp QSDĐ và tài sản trên đất giữa ông Nguyễn Văn Nhiệu với anh Nguyễn Ngọc Sâm và anh Nguyễn Xuân Thủy

Năm 1965, ông Nhiệu kết hôn với bà Hường sinh được 04 người con

là: Sơn, Hiền, Thủy, Sâm. Cả gia đình sinh sống tại nhà đất của bố mẹ ông để lại. Năm 1984, bà Hường chết. Năm 1987, ông kết hôn với bà Ngọ và về nhà bà Ngọ sống. Nhà đất trên do anh Sâm, anh Thủy sử dụng. Tháng 3/2001, anh Sâm nói với ơng cho anh Sâm mượn GCNQSDĐ và ký giấy ủy quyền để anh Sâm thế chấp vay tiền ngân hàng chữa bệnh cho vợ. Do không đọc, nên ơng đã ký. Nhưng sau đó mới biết là anh Sâm lừa ông để ký vào giấy chứng nhận cho con đất. Sau đó, anh Sâm được cấp GCNQSDĐ. Ơng đã có đơn đề nghị và năm 2009, được UBND huyện Quảng Trạch ra quyết định phục hồi GCNQSDĐ đã cấp cho ông. Nay ông Nhiệu khởi kiện yêu cầu anh Sâm, anh Thủy trả lại nhà đất cho ông. Anh Sâm, anh Thủy không đồng ý với u cầu khởi kiện của ơng Nhiệu; vì lý do tại cuộc họp gia đình ngày 21/12/1991 và ngày 24/5/2001, ông Nhiệu đã cho anh Sâm nhà đất trên

Với nội dung trên tại Bản án dân sự sơ thẩm số 06/2011/DSST ngày 06/5/2011, TAND huyện Quảng Trạch đã quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn Nhiệu đối với anh Nguyễn Ngọc Sâm và anh Nguyễn Xuân Thủy, buộc anh Nguyễn Ngọc Sâm và anh Nguyễn Xuân Thủy phải có trách nhiệm tháo dỡ 02 ngôi nhà và 01 cái chuồng lợn đã tôn tạo làm

trên đất của ông Nhiệu và trả lại ngun trạng 01 ngơi nhà và diện tích 545m2

đất cho ông Nhiệu. Buộc ông Nhiệu phải bồi thường số tiền 6.220.000 đ mà các anh đã tôn tạo và trồng trọt nên. Ngày 18/5/2011, anh Sâm và anh Thủy đã kháng cáo và khơng đồng tình với bản án sơ thẩm

Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 15/2011/DSPT ngày 26/7/2011, TAND tỉnh Quảng Bình quyết định sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 06/2011/DSST ngày 06/5/2011 của TAND huyện Quảng Trạch, không chấp nhận đơn khởi

kiện của ông Nguyễn Văn Nhiệu về việc đòi lại tài sản nhà và đất đối với anh Nguyễn Ngọc Sâm, anh Nguyễn Xuân Thủy. Tạm giao cho anh Sâm, anh Thủy tiếp tục quản lý, sử dụng ngôi nhà 2 gian, cây cối hoa lợi và thửa đất trên. Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Nhiệu có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án dân sự phúc thẩm nêu trên

Tại Quyết định kháng nghị số 242/2014 KN-DS ngày 21/7/2014, Chánh án TANDTC đã kháng nghị giám đốc thẩm đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 15/2011/DS-PT ngày 26/7/2011 của TAND tỉnh Quảng Bình. Đề nghị Tòa án dân sự TANDTC xét xử giám đốc thẩm và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 06/2011/DSST của TAND huyện Quảng Trạch. Tiếp đó, Hội đồng giám

đốc thẩm TANDTC đã có Quyết định giám đốc thẩm số 411/2014/DS-GĐT

ngày 15/10/2014, quyết định hủy Bản án dân sự phúc thẩm số: 15/2011 ngày 26/7/2011 của TAND tỉnh Quảng Bình và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 06/2011/DSST ngày 06/5/2011 của TAND huyện Quảng Trạch về vụ án "Tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên đất".

Trong vụ án trên, theo Hội đồng giám đốc thẩm TANDTC thì tài sản trên là của ông Nhiệu và bà Hường. Bà Hường chết không để lại di chúc. Phần đất của bà Hường đã hết thời hiệu chia di sản thừa kế. Các đương sự không thừa nhận là tài sản chung chưa chia; nên người nào đang quản lý, sử dụng thì tiếp tục quản lý, sử dụng. Phần đất của ông Nhiệu phải trả lại cho ơng Nhiệu. Tịa án cấp sơ thẩm chấp nhận toàn bộ đơn khởi kiện của ông Nhiệu, Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nhiệu đều không đúng.

Thứ sáu, hạn chế trong việc xét xử tranh chấp hợp đồng tặng cho QSDĐ.

Quá trình giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng tặng cho QSDĐ rất khó khăn, phức tạp. Người dân chưa hiểu rõ trình tự, thủ tục tặng cho QSDĐ. Bên cạnh đó, Việt Nam là một nước nơng nghiệp nên có đặc điểm riêng về mặt tâm lý, xã hội; đó là cách ứng xử, giao dịch mang nặng tính duy

tình, nhất là trong quan hệ gia đình. Trường hợp thường gặp trong thực tế xét xử là giữa gia đình bố mẹ chồng với con dâu, bố mẹ vợ với con rể. Khi con cái xây dựng gia đình, cha mẹ cho con nhà đất nhưng chỉ tuyên bố bằng miệng hoặc không tuyên bố gì, cứ bảo đến ở và khơng làm thủ tục tặng cho theo quy định. Trong khi đó, pháp luật lại quy định rất chặt chẽ về việc tặng cho QSDĐ. Khi con cái ly hơn thì mới xảy ra tranh chấp; hoặc người thân lúc đầu quý con cháu nên đã cho đất làm nhà, sau một thời gian vì một số lý do

nào đó "cơm khơng lành, canh khơng ngọt" thế là người cho địi lại đất… và

việc xác định trường hợp nào thì được coi là đã tặng cho, trường hợp nào thì được coi là chưa tặng cho là một trong những vấn đề cịn nhiều hạn chế, khó giải quyết.

Nếu chỉ áp dụng các văn bản pháp luật để giải quyết thì rất thuận lợi cho TAND nhưng chưa phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội Việt Nam. Trên thực tế, khi giải quyết loại tranh chấp này thì quan điểm giữa các Thẩm phán các cấp, giữa các cơ quan hữu quan nhiều khi rất khác nhau dẫn đến việc xét xử không thống nhất. Nguyên nhân là do sự đánh giá khác nhau về việc đã tặng cho hay chưa tặng cho nhà đất. Trong các trường hợp này, thường là việc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, qua thực tiễn giải quyết tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)