Khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, qua thực tiễn giải quyết tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 26 - 29)

tranh chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân

1.2.2.1. Khái niệm áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân

Tranh chấp QSDĐ là một hiện tượng xã hội tồn tại ở bất cứ hình thái kinh tế - xã hội nào. Ở nước ta, tranh chấp QSDĐ đã gây ra những hệ quả tiêu cực làm mất ổn định xã hội và chính trị; làm cho quá trình sử dụng đất bị ngưng trệ do các bên tranh chấp mất thời gian, tiền của và công sức trong việc khiếu kiện. Vì vậy, giải quyết tranh chấp QSDĐ là một chế định quan trọng của pháp luật đất đai. Các tranh chấp QSDĐ trong giai đoạn hiện nay mang nội dung kinh tế cũng như ý nghĩa chính trị khác với tranh chấp đất đai trong xã hội có giai cấp đối kháng. Đất đai không những là tư liệu sản xuất chính khơng thể thay thế được của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và một số ngành sản xuất khác mà đất đai còn là nơi đặt kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, xây dựng khu cơng nghiệp... Trên thực tế có nhiều ngun nhân phát sinh các tranh chấp về QSDĐ, xuất phát từ công tác quản lý đất đai của Nhà nước còn nhiều bất cập, nhận thức của các chủ thể pháp luật trong việc thực hiện các quy định của pháp luật dân sự và pháp luật đất đai còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc vận dụng pháp luật của các cơ quan quản lý đất đai cịn thiếu chính xác dẫn đến việc nhầm lẫn hoặc sai sót làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền

lợi của các chủ thể sử dụng đất. Mặt khác, do hệ thống quy phạm pháp luật dân sự về giải quyết tranh chấp QSDĐ còn bất cập, thiếu đồng bộ nên hiệu quả áp dụng chưa cao. Trong quan hệ pháp luật đất đai, việc giải quyết các tranh chấp về QSDĐ là một trong những biện pháp quan trọng để pháp luật đất đai phát huy được vai trò trong đời sống xã hội, nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ các cá nhân, tổ chức. Trên cơ sở đó, phục hồi các quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; đồng thời, buộc các cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật đất đai.

Xuất phát từ thực tiễn địi hỏi phải có các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết các tranh chấp đất đai; trong đó, có tranh chấp về QSDĐ và một trong những cơ quan có thẩm quyền giải quyết đó là TAND. Bởi lẽ, TAND là cơ quan duy nhất được giao quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình... Hoạt động xét xử là hoạt động đặc trưng của TAND. Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử nói chung và áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về QSDĐ tại TAND nói riêng chính là việc thực hiện pháp luật của Thẩm phán thông qua việc thu thập chứng cứ nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án để Hội đồng xét xử xem xét tính có căn cứ hay khơng có căn cứ; hợp pháp hay không hợp pháp ban hành các bản án, quyết định nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể pháp luật hoặc buộc các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Như vậy, áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp về QSDĐ của TAND là hình thức thực hiện pháp luật mang tính quyền lực nhà nước thông qua hoạt động của Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử nhằm xác định những tình tiết, sự thật khách quan; xác định tính có căn cứ hay khơng có căn cứ, hợp pháp hay không hợp pháp để quyết định ban hành bản án, quyết định nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giải quyết, xét xử các tranh chấp về QSDĐ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

của các đương sự, góp phần ổn định trật tự xã hội và củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân.

1.2.2.2. Đặc điểm áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân

Với tính chất phức tạp và đa dạng của quan hệ pháp luật dân sự về đất đai cùng với những quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc tranh chấp về QSDĐ do pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật về đất đai quy định thì áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về QSDĐ của TAND có những đặc điểm sau:

- Giai đoạn đầu tiên là xem xét điều kiện khởi kiện, điều kiện thụ lý. Xuất phát từ nguyên tắc quyền tự định đoạt của các đương sự. Vì vậy, khi đương sự có đơn khởi kiện đến TAND kèm theo các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình thì TAND phải xem xét có đủ điều kiện thì thụ lý, nếu khơng đủ điều kiện thì trả lại đơn cho đương sự. Cụ thể, đối với tranh chấp về

QSDĐ, thủ tục hòa giải ở cơ sở và ở UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp là

bắt buộc theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, đây là điều kiện để TAND thụ lý vụ án. Trong trường hợp các cơ quan, tổ chức khởi kiện thì TAND cũng yêu cầu các chủ thể này cung cấp các tài liệu, chứng cứ cần thiết. TAND chỉ thu thập chứng cứ trong trường hợp các đương sự khơng tự thu

thập được chứng cứ và có đơn đề nghị TAND thu thập chứng cứ. Theo quy

định của BLTTDS, việc thu thập chứng cứ bao gồm: lấy lời khai của đương sự, xác minh, xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản và một số biện pháp khác... Việc thu thập chứng cứ nhằm làm rõ các các tình tiết liên quan đến các

tranh chấp về QSDĐ. Việc quy định nhiệm vụ thu thập chứng cứ của TAND

trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp về QSDĐ nói riêng là cơ sở để TAND thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo

đúng các quy định của BLTTDS và cũng góp phần tạo điều kiện để người

- Trong các quan hệ pháp luật dân sự chủ yếu của các tranh chấp về QSDĐ nhất là các cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình. Do vậy, TAND với vai trị là chủ thể chính của hoạt động áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Trước khi tiến hành xét xử, thủ tục hịa giải là thủ tục bắt buộc trong q trình tố tụng. Việc hịa giải giúp các đương sự có thể tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Chỉ khi các đương sự khơng hịa giải được,

để thỏa thuận toàn bộ các nội dung vụ án thì TAND đưa vụ án ra xét xử để

đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

- Chủ thể áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về QSDĐ của Tòa án nhân dân chính là Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử để xác định những tình tiết, sự thật khách quan; xác định tính có căn cứ hay khơng có căn cứ, hợp pháp hay khơng hợp pháp nhằm quyết định ban hành bản án, quyết định

nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giải quyết, xét xử

các tranh chấp về QSDĐ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. - Quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự: Khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai các bên có quyền và nghĩa vụ chung theo quy định tại Điều 70 BLTTDS năm 2015, tuy nhiên khi giải quyết, xét xử các vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất thì Tịa án cịn u cầu các bên phải có nghĩa vụ cung cấp các tài liệu, chứng cứ, các giấy tờ liên quan đến đất đang tranh chấp để chứng minh nguồn gốc, quá trình sử dụng đất là hợp pháp để giải quyết tranh chấp đất đai bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đương sự.

- Khi đã có quyết định, bản án của TAND về việc giải quyết vụ án tranh chấp về QSDĐ, nếu đương sự không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, qua thực tiễn giải quyết tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)