Định hướng nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất đặt trong bối cảnh đổi mới công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, qua thực tiễn giải quyết tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 70 - 71)

các tranh chấp về quyền sử dụng đất đặt trong bối cảnh đổi mới cơng tác xét xử của Tịa án nhân dân theo hướng mở rộng dân chủ, tranh luận tại phiên tòa, thực hiện đầy đủ các nguyên tắc tố tụng

Tòa án là trung tâm của hoạt động tư pháp. Vì vậy, nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử nói chung và trong giải quyết tranh chấp về QSDĐ nói riêng tại TAND chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp. Trong hoạt động xét xử của TAND, việc thực hiện đầy đủ nguyên tắc đảm bảo tranh tụng tại phiên tịa xét xử góp phần nâng cao chất lượng ban hành các bản án, quyết định theo đúng pháp luật. Coi trọng và mở rộng tranh tụng tại phiên tòa theo quan điểm của Đảng cũng là một trong những nội dung thiết thực để thực hiện dân chủ trong hoạt động áp dụng pháp luật khi giải quyết vụ án. Chỉ có coi trọng việc tranh luận tại phiên

tịa thì Thẩm phán mới có được cái nhìn đa chiều, đầy đủ thơng tin, chứng cứ nhằm nhận diện bản chất, sự thật khách quan của vụ án. Trên cơ sở đó, người Thẩm phán mới áp dụng chính xác pháp luật trong giải quyết tranh chấp về QSDĐ để đưa ra phán quyết đúng đắn. Hơn nữa, mở rộng dân chủ, tôn trọng việc tranh luận tại phiên tòa nhằm tạo điều kiện để Viện kiểm sát nhân dân, các bên đương sự, luật sư, bào chữa viên; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, cơng luận, báo chí v.v... theo dõi, giám sát hoạt động áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về QSDĐ của Thẩm phán, Hội đồng xét xử có đúng, chính xác hay khơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, qua thực tiễn giải quyết tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)