Tính đến năm 2015, dân số tỉnh Quảng Bình có 872.925 người. Tình hình quốc phịng - an ninh trên địa bàn tỉnh được tăng cường, chính trị, xã hội ổn định, vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.
Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được
đang tạo cho Quảng Bình một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở
rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong giai đoạn 2012 - 2016, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến không mấy khả quan, nhưng nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu của Chính phủ. Sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Bộ Công Thương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh; sự phối hợp có hiệu quả của các cơ quan, ban, ngành trung ương, các địa phương trong tỉnh. Kinh tế của tỉnh Quảng Bình ổn định và có bước tăng trưởng; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân 05 năm đạt 6,5% [26, tr. 17-25].
Quy mô, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế có bước cải thiện đáng kể. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Năm 2015, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình bình quân đạt 28 triệu đồng/ đầu người. Giai đoạn 2012 - 2016, toàn tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài được 28 dự án ODA, với tổng số vốn 106,8 triệu USD; đã cấp phép cho 13 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký 114,6 triệu USD; tiếp nhận 202 dự án phi chính phủ (NGO), với tổng số vốn cam kết hơn 39 triệu USD.
Tỉnh Quảng Bình đã cấp giấy chứng nhận đầu tư và ký thỏa thuận hợp tác đầu
tư 352 dự án, với tổng mức đầu tư 107.000 tỷ đồng. Đã quy hoạch 06 khu
công nghiệp với tổng diện tích trên 18 ha; trong đó, khu kinh tế Hòn La, khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cha Lo... mang tính trọng điểm [26, tr. 25].
Cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ và q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đem lại sự thay đổi tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực của cơ chế thị trường thì vẫn cịn nảy sinh những vấn đề phức tạp đó là tình trạng tranh chấp đất đai đang có chiều hướng gia tăng, giá đất leo thang, tình trạng "sốt đất" cục bộ diễn ra liên tục. Khi có một dự án phát triển công nghiệp chuẩn bị được triển khai thì giá đất ở khu vực đó tăng lên gấp chục lần. Các tranh chấp xảy ra ở các địa phương trong tỉnh có tính chất, nội dung, mức độ rất khác nhau, trong đó có tranh chấp cá nhân xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân trong nội bộ gia đình, giữa các hộ gia đình, giữa hộ gia đình với tập thể, chính quyền là chủ yếu...