Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, qua thực tiễn giải quyết tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 78 - 88)

tranh chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động xét xử của Tịa án nhân dân tại tỉnh Quảng Bình

3.2.2.1. Tăng cường cơng tác tổng kết kinh nghiệm áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân

Cần coi trọng công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử để hoạt động áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về

QSDĐ nói riêng của Tòa án sát với thực tiễn hơn. "Tòa án nhân dân tối

cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử" [21, Điều 104]. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của TAND các cấp tại tỉnh Quảng Bình được pháp luật quy định là tổng kết kinh nghiệm xét xử và tổng kết việc áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án theo từng lĩnh vực nhất định hoặc đường lối xét xử một loại tranh chấp nhất định. Việc tổng kết kinh nghiệm xét xử là cơ hội để đánh giá quá trình áp dụng pháp luật trong việc ban hành bản án, quyết định của Tòa án cấp huyện tại tỉnh Quảng Bình và hình thành những quan điểm lý luận, những hướng dẫn chung được đúc kết từ thực tiễn áp dụng pháp luật.

Mặt khác, tổng kết kinh nghiệm xét xử bao gồm cả việc xem xét đánh giá kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, tài liệu vụ án của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Công tác này giúp TAND tìm ra nguyên nhân xét xử đúng pháp luật và nguyên nhân vi phạm pháp luật tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án dẫn đến hậu quả bản án, quyết định bị cải, sửa hoặc hủy bỏ. Do vậy, thông qua tổng kết kinh nghiệm xét xử, các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân có cơ hội trao đổi kinh nghiệm trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án góp phần phịng, tránh bản án oan sai.

3.2.2.2. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng

Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp về QSDĐ tại TAND phải gắn với việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật của người dân nói chung và đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân nói chung. Để có nhận thức đúng và có cách cư xử văn minh, giảm tình trạng tranh chấp đất đai trong nhân dân thì phải tích cực tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng.

- Đối với người dân, thông qua việc truyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai giúp họ nâng cao nhận thức, hiểu biết và chấp hành tốt pháp luật đất đai. Hơn nữa, thông qua việc hiểu biết pháp luật đất đai, họ có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, người dân có đủ năng lực, trình độ để giám sát hoạt động của Tòa án trong việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về QSDĐ.

- Đối với đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân việc truyền truyền, phổ biến pháp luật đất đai giúp họ nâng cao nhận thức, hiểu biết để không chỉ tự giác chấp hành pháp luật đất đai mà còn áp dụng có hiệu quả pháp luật giải quyết tranh chấp về QSDĐ; tránh đưa ra các bản án quyết định vi phạm pháp luật.

3.2.2.3. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức, tinh thần phục vụ, thái độ ứng xử cho đội ngũ Thẩm phán, Thư ký và Thẩm tra viên

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị (Khóa IX) về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2010" đã chỉ rõ: "Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp cịn thiếu trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ cịn yếu, thậm chí một số cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp" [6].

Số lượng, chất lượng đội ngũ Thẩm phán luôn là vấn đề mà Đảng, Nhà

độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; tính đến nay số lượng cán bộ, Thẩm phán phần nào được đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Hiện nay, số lượng Thẩm phán ở TAND các cấp tại tỉnh Quảng Bình là 38 Thẩm phán. 100% Thẩm phán đều có trình độ cử nhân Luật trở lên và có trình độ cao cấp lý luận chính trị.

Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp về QSDĐ là việc

xem xét tính hợp pháp hay không hợp pháp của các chứng cứ mà đương sự

xuất trình; tính có căn cứ hay khơng có căn cứ trong bản án, quyết định của TAND cấp dưới. Các bản án, quyết định áp dụng pháp luật đúng luôn gắn liền với việc bảo vệ quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và của Nhà nước. Vì vậy, người Thẩm phán phải là người có phẩm chất đạo đức trong sáng, liêm chính, biết bảo vệ lẽ phải, bình tĩnh, khơn khéo… để

xác định sự thật khách quan của vụ án, đấu tranh làm rõ mọi sự lừa lọc, dối

trá, mọi thủ đoạn tinh vi nhằm đưa ra những phán quyết hợp tình, hợp lý, đúng pháp luật. Bản án, quyết định phải có tình, có lý thì người dân mới đồng thuận, "tâm phục, khẩu phục". Muốn vậy, người Thẩm phán phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng "cần kiệm, liêm chính, chí cơng, vơ tư" để có cái tâm trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng khi xét xử, đánh giá chứng cứ và các tình tiết của vụ án một cách khách quan, tồn diện, chính xác. Trong thời gian qua, TAND các cấp của tỉnh Quảng Bình đã khơng ngừng quán triệt sâu sắc ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức, quan điểm lập trường cho đội ngũ Thẩm phán thông qua các kế hoạch thi đua, triển khai sâu rộng việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh; góp phần vào việc hồn thành nhiệm vụ.

Để công tác áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp về QSDĐ tại TAND đạt chất lượng, hiệu quả thì đội ngũ cán bộ, Thẩm phán phải có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, nhất là đạo đức nghề nghiệp. Trong giai đoạn tiến hành cải cách tư pháp hiện nay, để thực hiện tốt Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị nhất là công tác áp dụng pháp luật trong xét xử phải tổ chức

cho cán bộ, Thẩm phán học tập, nghiên cứu các chuyên đề về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Coi đây là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại và quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ. Bên cạnh đó, cần đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, nâng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ cho Thẩm phán.

Chất lượng, hiệu quả công việc phụ thuộc rất lớn vào năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ của mỗi cán bộ, Thẩm phán của Tịa án. Vì vậy, để nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật cần bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho họ và coi đây nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu. Bởi lẽ, người Thẩm phán dù có hiểu biết rộng, am hiểu vẫn phải thường xuyên cập nhật các thông tin kinh tế, chính trị, xã hội và đặc biệt là các kiến thức pháp luật. Có như vậy, họ mới đủ tầm để giải quyết công việc được giao. Trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng hiện nay, chắc chắn sẽ phát sinh nhiều loại tranh chấp mới với tính chất ngày càng phức tạp. Do đó, trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán ngày càng nặng nề. Vì vậy, nếu Thẩm phán không thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao năng lực, trình độ, không chú trọng rèn luyện,

tu dưỡng đạo đức thì sẽ khơng thể đáp ứng u cầu nhiệm vụ chính trị được

giao. Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về QSDĐ rất đa dạng, phong phú, mỗi vụ án là một quan hệ pháp luật, một kiểu tranh chấp với việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Ẩn chứa trong từng hồ sơ vụ án là thân phận của từng con người đang chờ sự phán xét cơng minh, có tình, có lý của Thẩm phán. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ Thẩm phán đủ về mặt số lượng và đảm bảo về chất lượng, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp như chế độ tiền lương và phụ cấp của Thẩm phán; các chế độ ưu đãi khi thi hành công vụ, chế độ bổ nhiệm thi tuyển và độ tuổi nghỉ hưu của Thẩm phán. Nhà nước cần nhìn nhận Thẩm phán là một nghề chứ không chỉ đơn thuần là một chức

danh được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ. Để từ đó xây dựng chế độ bổ nhiệm

đảm đời sống vật chất đầy đủ cho đội ngũ Thẩm phán để tăng cường khả năng tự vệ của họ trước cám dỗ vật chất.

Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về các chế độ chính sách nêu trên cho nghề nghiệp mang tính đặc thù này thì sự phấn đấu, rèn luyện, vươn lên của bản thân mỗi Thẩm phán là nhân tố cơ bản nhất quyết

định kỹ năng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử nói chung và trong

giải quyết tranh chấp về QSDĐ nói riêng. Muốn vậy, chúng ta cần tiếp tục kiện tồn tổ chức, cơng tác cán bộ, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp. Làm tốt cơng tác rà sốt, quy hoạch, đánh giá cán bộ để có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ, chun mơn nghiệp vụ và sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả. Thực hiện tốt công tác luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ theo yêu cầu công việc, làm tốt công tác đào tạo nguồn Thẩm phán, đổi mới công tác bổ nhiệm Thẩm phán không chỉ đối với các cán bộ đang công tác trong ngành mà còn cả những người là luật gia, luật sư; nếu họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật

3.2.2.4. Bồi dưỡng, kiện toàn đội ngũ Hội thẩm nhân dân nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất

Bên cạnh việc quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, Thẩm phán thì lực lượng Hội thẩm nhân dân cũng cần được củng cố, kiện tồn. TAND các cấp ở tỉnh Quảng Bình đã tích cực phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình và các tổ chức có liên quan để lựa chọn những vị Hội thẩm nhân dân có trình độ pháp lý và phẩm chất đạo đức, chính trị tham gia hoạt động xét xử. TAND các cấp ở tỉnh Quảng Bình rất quan tâm đến chế độ đãi ngộ đối với Hội thẩm nhân dân về trang phục, chế độ, chính sách, tài liệu và đặc biệt chú trọng tới công tác tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ. TAND tỉnh Quảng Bình đã bồi dưỡng kiến thức pháp luật và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho các Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử được giao. Đội ngũ Hội

thẩm nhân dân đã có những đóng góp tích cực vào công tác xét xử của TAND các cấp tại tỉnh Quảng Bình.

Tuy nhiên, để tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhân dân trong tình hình mới thì việc nghiên cứu và xây dựng một mơ hình tập hợp các Hội thẩm nhân dân sinh hoạt, học tập, trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng xét xử. Đặt trong bối cảnh pháp luật

về đất đai thường xuyên sửa đổi, bổ sung; nếu người Hội thẩm nhân dân

không am hiểu pháp luật, cập nhật kịp thời thì sẽ rất khó khăn trong việc lựa chọn và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật vào việc giải quyết tranh chấp về QSDĐ. Hơn nữa, cần bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức pháp luật của Hội thẩm nhân dân ngang bằng với Thẩm phán. Chỉ khi nào người Hội thẩm nhân dân có trình độ pháp lý cần thiết có thể tự tin, chủ động tham gia xét hỏi, lựa chọn, áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật vào giải quyết các vụ án tranh chấp về QSDĐ cùng với Thẩm phán thì chất lượng những bản án, quyết định ban hành mới được nâng cao, thấu tình, đạt lý. Bởi lẽ, với tư cách là một thành viên trong Hội đồng xét xử, người Hội thẩm nhân dân có đầy đủ kiến thức pháp luật cần thiết sẽ không bị lúng túng, bị động nghe theo ý kiến Thẩm phán. Trong tình hình hiện nay, vấn đề áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử nói chung và áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về QSDĐ nói riêng đang được Đảng, Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm. Do đó, nâng cao, coi trọng trình độ pháp lý của Hội thẩm nhân dân là việc làm hết sức cần thiết và khơng thể thiếu được trong q trình nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của TAND.

3.2.2.5. Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất cho Tòa án nhân dân các cấp tại tỉnh Quảng Bình; hồn thiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, Thẩm phán Tòa án nhân dân

Để nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về QSDĐ tại TAND thì việc tăng cường điều kiện, cơ sở vật chất là yêu

cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua, cùng với sự lớn mạnh không ngừng của đội ngũ cán bộ, Thẩm phán; cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của Tòa án các cấp tại tỉnh Quảng Bình cũng được từng bước tăng cường, góp phần cải thiện điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ, Thẩm phán Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, việc đầu tư xây dựng trụ sở, chỉ ưu tiên cho các TAND cấp huyện mới được thành lập phải di dời trụ sở làm việc theo quy hoạch của địa phương. Với chi phí được cấp như hiện nay, TAND các cấp phải hết sức tiết kiệm mới có thể đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ được giao. Thiết nghĩ mặc dù được Nhà nước quan tâm nhưng TAND vẫn cịn gặp khơng ít khó khăn về cơ sở vật chất cũng như phương tiện làm việc. Vì vậy, hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử cũng bị tác động, ảnh hưởng nhất định. Việc tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện cho công tác xét xử của TAND các cấp cần thực hiện theo hướng sau:

Một là, hiện đại hóa các phương tiện làm việc và cơ sở vật chất phục

vụ cho đội ngũ cán bộ, Thẩm phán. Nhà nước cần có quy định cụ thể về việc cấp phát tài liệu, văn bản tố tụng cho từng Thẩm phán, tiến tới trang bị cho Thẩm phán các điều kiện về công nghệ thông tin, phần mềm lưu trữ văn bản pháp luật để cập nhật kịp thời các văn bản này kịp thời, chính xác.

Hai là, tăng cường cấp phát tài liệu, sách báo tạp chí chuyên ngành về

khoa học pháp lý cho cán bộ, Thẩm phán, nhất là tài liệu chuyên sâu về đất đai để có điều kiện truy cập, tra cứu và vận dụng trong thực tiễn xét xử.

Ba là, đầu tư xây dựng và từng bước hiện đại hóa trang thiết bị làm việc của Thẩm phán nhằm tạo ra sự trang nghiêm, tin tưởng vào công lý cho nhân dân khi đến tiếp xúc, làm việc.

Bốn là, Nhà nước cần chú trọng xây dựng, hoàn thiện các chế độ,

chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, Thẩm phán ngành TAND. Trong những

năm gần đây, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký đã có thang bậc lương riêng, được hưởng phụ cấp trách nhiệm, thâm niên ngành và các phụ cấp khác. Tuy

nhiên, nhìn chung chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, Thẩm phán vẫn cịn nhiều bất cập. Vì vậy, cần xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ thỏa đáng để cán bộ, Thẩm phán yên tâm công tác, tránh được cám dỗ, ảnh hưởng tiêu cực từ mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, qua thực tiễn giải quyết tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 78 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)