Quy trình áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, qua thực tiễn giải quyết tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 29 - 33)

sử dụng đất trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân

Để giải quyết có hiệu quả các tranh chấp về QSDĐ tại TAND và

muốn việc áp dụng pháp luật chính xác thì cần tiến hành theo các quy trình cụ thể như sau:

Thứ nhất, tiếp nhận đơn, thụ lý đơn khởi kiện

Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất

đai đối với trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã

nhưng khơng thành mà đương sự có giấy chứng nhận hoặc có một trong các

loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, tranh chấp về tài sản

gắn liền với đất thì có quyền khởi kiện tại Tịa án có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp đương sự khơng có GCNQSDĐ hoặc khơng có một trong các loại giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất

đai năm 2013; theo đó, đối với trường hợp tranh chấp này thì đương sự chỉ

được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy

định sau đây:

- Khởi kiện tại TAND có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND các cấp có thẩm quyền. Sau khi tiếp nhận tiếp nhận đơn Tòa án phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Toà án phải xem xét vụ án có thuộc thẩm quyền của mình khơng, xác định yêu cầu khởi kiện thuộc loại tranh chấp nào: tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, thuộc loại tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất hay tranh chấp về tài sản gắn liền với đất… để xác định loại tranh chấp nào phải xem xét thời hiệu khởi kiện. Đồng thời xem xét hồ sơ khởi kiện đã thực hiện hòa giải tại UBND cấp xã chưa.

Khi xem xét đơn khởi kiện phải xem đơn đã đúng về hình thức theo mẫu do TANDTC quy định; đơn thể hiện nội dung thông tin về thửa đất đang bị tranh chấp, hồ sơ khởi kiện phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp

đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho… và tài liệu khác chứng

minh cho yêu cầu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất. Ngoài ra phải xem xét tư cách chủ thể khởi kiện, người bị kiện như Chứng minh nhân dân, Sổ hộ

khẩu; Biên bản hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất do UBND xã, phường nơi có thửa đất đang tranh chấp lập và các tài liệu khác có liên quan tới vụ án. Đặc biệt đối với Biên bản hòa giải phải xem UBND xã tiến hành hòa giải đã

đúng thành phần hay chưa. Sau đó, Tồ án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án

phí trong trường hợp đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Tồ án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.

Thứ hai, nghiên cứu, phân tích, đánh giá các tình tiết, tài liệu, chứng

cứ có liên quan đến vụ án.

Khi giải quyết vụ án tranh chấp về QSDĐ, việc nghiên cứu hồ sơ là rất cần thiết đối với Thẩm phán. Trước hết Thẩm phán phải xem xét, đối chiếu với các quy định của BLTTDS xem vụ án có thuộc thẩm quyền của TAND hay khơng, người khởi kiện có quyền khởi kiện hay không. Thông thường, căn cứ vào các yêu cầu khởi kiện và các chứng cứ kèm theo, Thẩm phán sẽ xác định được yêu cầu khởi kiện, phạm vi yêu cầu khởi kiện, xem xét đánh giá các tài liệu, chứng cứ của nguyên đơn, của bị đơn, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cung cấp cho TAND; mức độ chứng minh của các tài liệu, chứng cứ để hướng dẫn, yêu cầu đương sự cần thiết cung cấp thêm các chứng cứ, tài liệu cần thiết, có áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ là xem xét thẩm định tại chỗ thửa đất đang tranh chấp hay không... Việc đánh giá các tài liệu, chứng cứ có giá trị pháp lý có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Khi nghiên cứu hồ sơ một vụ việc, Thẩm phán phải nghiên cứu kỹ các tài liệu chứng minh về QSDĐ của mỗi bên và so sánh, đối chiếu với các tài liệu khác liên quan đến nội dung tranh chấp. Điều này có ý nghĩa giúp Thẩm phán làm sáng tỏ những chứng cứ phản bác và lý lẽ của bị đơn đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, xem xét yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn có căn cứ chấp nhận hay khơng.

Việc nghiên cứu kỹ hồ sơ, nắm vững các tình tiết trong vụ án sẽ giúp Thẩm phán giải quyết những vấn đề trong vụ án một cách triệt để đúng pháp luật, thấu tình đạt lý.

Thứ ba, tìm, lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp với vấn đề cần giải

quyết của vụ việc.

Việc tìm, lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng trong việc giải quyết các tranh chấp về QSDĐ là một thao tác bắt buộc đối với TAND. Người thực hiện là Thẩm phán phải có trình độ chun mơn tốt, có kỹ năng, sự tích lũy kiến thức ở mức độ nhất định mới đảm bảo giải quyết vụ án chính xác, đúng pháp luật. Thực tế hiện nay số lượng các văn bản của Nhà nước liên quan đến đất đai rất nhiều. Việc ban hành nhiều văn bản xuất phát từ thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai phức tạp nên người áp dụng pháp luật lựa chọn được những quy phạm phù hợp để áp dụng khơng phải đơn giản. Q trình tìm văn bản áp dụng cần xem xét văn bản đó có cịn hiệu lực không, đã được sửa đổi, bổ sung chưa. Việc tìm ra văn bản pháp luật phù hợp, đúng đắn để áp dụng là công việc quan trọng của người Thẩm phán. Nếu lựa chọn những văn bản không phù hợp để áp dụng sẽ dẫn đến bản án, quyết định sai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Thứ tư, ban hành văn bản áp dụng pháp luật.

Ban hành văn bản áp dụng pháp luật chính là việc Thẩm phán đưa ra bản án, quyết định giải quyết tranh chấp về QSDĐ. Đây là kết quả phản ánh quá trình thu thập chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ và tìm, lựa chọn văn bản của Thẩm phán và kết quả xét xử cơng khai tại phiên tịa của Hội đồng xét xử. Thẩm phán phải biết tổng hợp các tình tiết của vụ án một cách chính xác và logic từ các chứng cứ do đương sự cung cấp, xuất trình trước khi mở phiên tịa đến các lời khai tại phiên tòa. Xem xét, đánh giá chứng cứ thơng qua phần tranh luận tại phiên tịa để Hội đồng xét xử chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của đương sự. Việc tìm và lựa chọn văn bản áp dụng pháp luật được thực hiện lần cuối cùng tại phòng nghị án.

Như vậy, tính chính xác và khách quan của bản án, quyết định giải quyết trong vụ án tranh chấp về QSDĐ ở TAND biểu hiện ở toàn bộ nội dung bản án, quyết định; từ việc mơ tả các tình tiết của vụ việc một cách khách

quan đến việc nhận định các tình tiết của vụ việc, các tình tiết có lợi hay bất lợi cho các bên đương sự. Nếu việc mơ tả tình tiết về sự việc khơng chính xác sẽ dẫn đến kết quả áp pháp luật không đúng và khơng phù hợp với các tình tiết, sự kiện. Tính chính xác và khách quan của bản án, quyết định của TAND còn được thể hiện ở việc chọn quy phạm pháp luật đúng và viện dẫn điều luật một cách đầy đủ và chính xác nhằm giải quyết vụ án tranh chấp về QSDĐ được nhanh chóng, kịp thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, qua thực tiễn giải quyết tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)