Quyền hành pháp của Chính phủ theo Hiến pháp năm 1992

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền hành pháp của chính phủ theo hiến pháp năm 2013 (Trang 34 - 37)

1.2. Quyền hành pháp của Chính phủ theo quy định của các bản Hiến pháp

1.2.4. Quyền hành pháp của Chính phủ theo Hiến pháp năm 1992

Từ ngày 20 tháng 9 năm 1992 đến ngày 8 tháng 10 năm 1992, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ nhất đã bầu những chức danh lãnh đạo Nhà nƣớc. Quốc hội cũng đã phê chuẩn tổ chức bộ máy của Chính phủ và danh sách thành viên Chính phủ. Chính phủ nhiệm kỳ này và các nhiệm kỳ sau đƣợc tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức Chính phủ.

Điều 2 Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “ Quyền lực nhà nước là thống

nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Lần đầu tiên trong Hiến

pháp của nƣớc ta có sự quy định khá rõ ràng về các quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Quyền hành pháp ở nƣớc ta không đƣợc tuyên bố và giao cho một cơ quan cụ thể nào mà nó đƣợc thực hiện bởi nhiều chủ thể nhƣ Chủ tịch nƣớc, Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan hành pháp ở địa phƣơng. Trong đó, Chính phủ là thiết chế có vị trí và vai trị to lớn trong cơ chế quyền lực Nhà nƣớc.

Hiến pháp năm 1992 quy định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nƣớc cao nhất của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ đƣợc xác định có vị trí kép: (i) “là cơ quan chấp hành của Quốc hội” giống nhƣ quy định trong Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp 1980; (ii) “là cơ quan hành chính Nhà nƣớc cao nhất” với một điểm mới quan trọng so với Hiến pháp năm 1980 đó là chuyển từ HĐBT là cơ quan hành chính nhà nƣớc cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất thành Chính phủ trong Hiến pháp năm 1992 với vị trí là “cơ quan hành chính nhà nƣớc cao nhất của nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Quy định này có ý nghĩa bảo đảm vị trí độc lập tƣơng đối của Chính phủ trong q trình đổi mới cơ chế điều hành, chuyển đổi phƣơng thức hoạt động của Chính phủ phù hợp với điều kiện phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và các nguyên tắc pháp quyền, thể hiện vai trị, trách nhiệm của Chính phủ trong việc tổ chức ra một hệ thống cơ quan hành chính từ trung ƣơng đến địa phƣơng và lãnh đạo hệ thống này, bảo đảm sự thống nhất, thơng suốt của nền hành chính trong phạm vi cả nƣớc.

Về chức năng của Chính phủ, Hiến pháp 1992 quy định: “Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của

bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân”. Về cơ bản các chức năng của Chính phủ

đƣợc nêu tại Điều 109 khơng có thay đổi lớn so với chức năng của HĐBT đƣợc quy định tại Hiến pháp 1980. Qua thực tiễn thi hành có thể nhận thấy rằng, Chính phủ ngày càng coi trọng chức năng xây dựng và ban hành thể chế để thực hiện quản lý vĩ mô các lĩnh vực của đời sống xã hội cùng với quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trƣờng. Số lƣợng và chất lƣợng các dự án luật do Chính phủ trình Quốc hội thơng qua ngày một tăng, tiến độ ban hành các văn bản hƣớng dẫn đƣợc cải thiện, quy trình soạn thảo và ban hành văn bản theo hƣớng ngày một dân chủ, công khai, thu hút đƣợc nhiều hơn sự tham gia của các tổ chức, cá nhân. Hệ thống chính sách, pháp luật do Chính phủ xây dựng đã xác lập những khuôn khổ ở tầm vĩ mô cho sự vận hành của kinh tế thị trƣờng, cho sự hình thành và phát triển các yếu tố của xã hội dân chủ, đảm bảo tốt hơn tính tồn diện, đồng bộ giữa các lĩnh vực thể chế (kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phịng, bảo vệ quyền con ngƣời). Từng bƣớc xóa bỏ cơ chế chủ quản của các Bộ đối với doanh nghiệp; tách biệt hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc đối với hoạt động của đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công; từng bƣớc triển khai thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao, bổ trợ và hành chính tƣ pháp phù hợp với sự phát triển kinh tế thị trƣờng. Chức năng lãnh đạo hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc Chính phủ thực hiện nhất quán, đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Cải cách hành chính đƣợc xác định là khâu đột phá trong cải cách hành chính trong thập niên qua và đã đƣợc tiến hành tƣơng đối đồng bộ trên hầu hết các lĩnh vực. Việc chuyển dần một số thủ tục hành chính từ cơ chế xin - cho sang cơ chế cung cấp dịch vụ công cho công dân làm cho cơ

quan nhà nƣớc gắn bó với dân hơn; đề cao trách nhiệm công vụ của công chức, viên chức nhà nƣớc trƣớc dân; từng bƣớc chuyển sang nền hành chính phục vụ.

Nhƣ vậy, mặc dù chƣa đƣợc Hiến pháp 1992 chính thức quy định là cơ quan thực thi quyền hành pháp, nhƣng xuyên suốt trong lịch sử kể từ khi đƣợc thành lập với vị trí, vai trị và chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao của mình Chính phủ vẫn ln là chủ thể chủ yếu thực thi quyền năng này. Và trong giai đoạn kể từ khi có Hiến pháp 1992 đến trƣớc khi có Hiến pháp 2013 trải qua gần 5 nhiệm kỳ hoạt động của Chính phủ, quyền năng này của Chính phủ vẫn tiếp tục đƣợc triển khai một cách tích cực và thu đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền hành pháp của chính phủ theo hiến pháp năm 2013 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)