Quyền hành pháp của Chính phủ theo Hiến pháp năm 1980

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền hành pháp của chính phủ theo hiến pháp năm 2013 (Trang 31 - 34)

1.2. Quyền hành pháp của Chính phủ theo quy định của các bản Hiến pháp

1.2.3. Quyền hành pháp của Chính phủ theo Hiến pháp năm 1980

Bƣớc vào đầu những năm 1980 Chính phủ đã đƣợc tổ chức và hoạt động theo quy định của Hiến pháp mới - Hiến pháp của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đƣợc ban hành năm 1980. Hiến pháp mới khẳng định quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với đất nƣớc; đồng thời khẳng định các quyền dân tộc cơ bản thiêng liêng. Hiến pháp còn thể hiện đƣờng lối xây dựng kinh tế; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bộ máy nhà nƣớc và pháp chế xã hội chủ nghĩa. Từ đây, theo quy định của Hiến pháp 1980, Hội đồng Chính phủ đƣợc đổi thành Hội đồng Bộ trƣởng. Đây là lần đầu tiên, chế định HĐBT, Chủ tịch HĐBT đƣợc thiết lập ở Việt Nam. HĐBT có chủ tịch, các phó chủ tịch, các bộ trƣởng và chủ nhiệm ủy ban nhà nƣớc. Chủ tịch, các phó chủ tịch và các thành viên khác của HĐBT đều do Quốc hội bầu và bãi miễn. Đến đây, Chính phủ thay đổi theo hƣớng tăng cƣờng tính thống nhất và tập trung quyền lực vào Quốc hội. HĐBT là Chính phủ của nƣớc Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nƣớc cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nƣớc cao nhất [13, Điều 104]. HĐBT thống nhất quản lý và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng và đối ngoại của Nhà nƣớc; tăng cƣờng hiệu lực của bộ máy nhà nƣớc từ trung ƣơng đến cơ sở. HĐBT chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc Quốc hội, trong thời gian Quốc hội khơng họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc Hội đồng Nhà nƣớc.

Chức năng chấp hành và chức năng hành chính đƣợc thực hiện trong phạm vi nhân danh là cơ quan của Quốc hội. Tƣ cách của HĐBT là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nƣớc (theo Hiến pháp 1959) đã đƣợc chuyển thành cơ quan hành chính nhà nƣớc cao nhất của Quốc hội. Do vậy, nhiệm vụ quyền hạn của HĐBT cũng đã có những thay đổi nhất định so với quy định của Hiến pháp 1959, theo đó: HĐBT đƣợc giao bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật; Trình dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác trƣớc

Quốc hội và Hội đồng Nhà nƣớc; Lập dự án kế hoạch Nhà nƣớc và dự tốn ngân sách Nhà nƣớc trình Quốc hội, tổ chức thực hiện kế hoạch Nhà nƣớc và ngân sách Nhà nƣớc; Thống nhất quản lý việc cải tạo, xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân, việc xây dựng và phát triển văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật; Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân; Bảo hộ quyền lợi chính đáng của cơng dân và tạo điều kiện cho công dân hƣởng quyền lợi và làm trịn nghĩa vụ của mình…

Chủ tịch HĐBT lãnh đạo công tác của HĐBT, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành những quyết định của Quốc hội, Hội đồng Nhà nƣớc, Hội đồng Bộ trƣởng và thay mặt HĐBT chỉ đạo công tác đối với các bộ, các cơ quan khác. Mỗi thành viên HĐBT chịu trách nhiệm cá nhân về phần cơng tác của mình trƣớc Quốc hội, Hội đồng Nhà nƣớc, HĐBT và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của HĐBT trƣớc Quốc hội và Hội đồng Nhà nƣớc.

Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Hội đồng Nhà nƣớc, HĐBT trong giai đoạn này đã chỉ đạo và điều hành đất nƣớc đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chỉ đạo mặt trận nông nghiệp chuyển sang cơ chế quản lý mới, tạo ra bƣớc ngoặt về sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống nông dân. Thành tựu nổi bật là dốc sức khắc phục những khó khăn chồng chất do khủng hoảng kinh tế - xã hội, duy trì sản xuất, bảo đảm đời sống nhân dân; đi sâu vào thực tế, kiên trì các cách làm mới để từng bƣớc thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, chuẩn bị những quyết sách quan trọng để thực hiện công cuộc đổi mới; sản xuất phát triển với nhịp độ tƣơng đối khá trong những điều kiện khách quan có nhiều khó khăn; quốc phòng, an ninh đƣợc giữ vững. HĐBT đã chú trọng nâng cao từng bƣớc chất lƣợng của kế hoạch nhà nƣớc, nhất là bảo đảm cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, đảm bảo đầu tƣ tập trung và tiến độ của các cơng trình trọng điểm. Nhờ đó mà hàng trăm cơng trình lớn và hàng nghìn cơng trình vừa và nhỏ đã

đƣợc hoàn thành và đƣa vào sử dụng. Việc kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực chỉ đạo và điều hành là một trong những trọng tâm công tác của HĐBT. HĐBT đã chú trọng việc từng bƣớc kiện toàn bộ máy và nâng cao hiệu lực trong việc quản lý tập trung thống nhất nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là Ủy ban Kế hoạch Nhà nƣớc và các cơ quan quản lý tổng hợp khác. Cùng với việc kiện toàn cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành, lề lối làm việc của HĐBT cũng đƣợc cải tiến. HĐBT và Thƣờng vụ HĐBT đã đề ra chƣơng trình cơng tác cụ thể của tồn khóa và từng năm, tập trung thời gian và cơng sức vào việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Đại hội Đảng, Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ƣơng. Từ việc thể chế hóa đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội. Hội đồng bộ trƣởng xây dựng chiến lƣợc kinh tế - xã hội; kế hoạch 5 năm 1981 - 1985 và đến năm 1990; đồng thời cụ thể hóa chiến lƣợc đó bằng những kế hoạch dài hạn và kế hoạch hằng năm. HĐBT có nhiều cố gắng trong việc chuẩn bị để Quốc hội và Hội đồng Nhà nƣớc thông qua, ban hành nhiều luật và pháp lệnh cùng hàng nghìn văn bản pháp quy về nhiều lĩnh vực, nhƣ kinh tế, quân sự, tài chính, ngân hàng, đầu tƣ phát triển, tổ chức và hành chính để phục vụ các yêu cầu cấp bách về đổi mới kinh tế và từng bƣớc vững chắc đổi mới hệ thống Chính phủ (Trong

nhiệm kỳ 1987-1992, Hội đồng bộ trưởng trình Quốc hội và Hội đồng Nhà nước 21 luật và 34 pháp lệnh. Việc ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh cũng được xúc tiến kịp thời, tiến hành xem xét xử lý các văn bản khơng cịn phù hợp. Đến tháng 6 năm 1991, rà soát được 4.734 văn bản, hủy bỏ 1.526 văn bản và sửa đổi, bổ sung 867 văn bản. Các địa phương cũng rà soát được 26.439 văn bản, ra quyết định hủy bỏ 9.260 văn bản và sửa đổi, bổ sung 1.117 văn bản). Cơ cấu tổ chức bộ máy của

HĐBT cũng đƣợc từng bƣớc sắp xếp, kiện toàn để bộ máy nhà nƣớc chuyển sang thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc, khắc phục dần sự can thiệp vào điều hành kinh doanh của cơ sở.

Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng, theo Hiến pháp 1980 nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nƣớc theo hƣớng tập quyền đã đƣợc quán triệt một cách triệt để, quan điểm làm chủ tập thể đƣợc thể hiện rõ. Quốc hội là cơ quan nhà nƣớc có quyền lực tối cao, có vai trị chi phối tuyệt đối đối với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nƣớc. Quốc hội đƣợc xây dựng theo đúng tinh thần cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất thống nhất các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp và giám sát, là “tập thể hành động”. HĐBT thực hiện chức năng hành pháp qua sự bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, tổ chức thực hiện kế hoạch và ngân sách nhà nƣớc, thống nhất quản lý việc cải tạo, xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân, việc xây dựng và phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật... Theo Hiến pháp 1980 quyền hành pháp vẫn đƣợc ghi nhận, nhƣng có sự thay đổi lớn, nó khơng cịn độc lập với lập pháp. Vì quyền hành pháp đƣợc nhập lại với quyền lập pháp và thuộc về cơ quan lập pháp.

Quy định HĐBT là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nƣớc cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất đã làm cho trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nƣớc ở nƣớc ta lúc đó khơng có sự phân biệt giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp. Thiết chế Chủ tịch nƣớc tập thể làm cho sự phản ứng nhanh nhạy của hành pháp phần nào bị hạn chế, không phù hợp với yêu cầu mà chức năng hành pháp cần thực hiện. Cơ quan hành chính cao nhất của nhà nƣớc khơng cịn độc lập nhƣ trƣớc đây, mà nó phụ thuộc hồn tồn vào cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất. Cơ quan nắm quyền hành pháp gần nhƣ thuộc về cơ quan lập pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền hành pháp của chính phủ theo hiến pháp năm 2013 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)