Quyền hành pháp của Chính phủ theo Hiến pháp năm 1946

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền hành pháp của chính phủ theo hiến pháp năm 2013 (Trang 26 - 28)

1.2. Quyền hành pháp của Chính phủ theo quy định của các bản Hiến pháp

1.2.1. Quyền hành pháp của Chính phủ theo Hiến pháp năm 1946

Hệ thống chính trị của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hịa sau khi giành đƣợc chính quyền, bao gồm Đảng Cộng sản là Đảng cầm quyền, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất, Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của tồn quốc và Mặt trận Liên Việt cùng các đoàn thể nhân dân. Sự kết hợp chặt chẽ và phát huy đầy đủ vai trị của từng tổ chức trong hệ thống chính trị đó có ý nghĩa quyết định đối với việc phát huy sức mạnh của dân tộc, của chế độ mới tạo ra sự thống nhất về quyền lực để thực hiện có hiệu quả nhất mọi nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc.

Trong chƣơng IV của Hiến pháp Việt Nam năm 1946 ghi rõ: cơ quan hành chính cao nhất của cả nƣớc là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa gồm có Chủ tịch là ngƣời thay mặt quốc gia, có Phó Chủ tịch và Nội các. Chủ tịch nƣớc trực tiếp chủ tọa Hội đồng Chính phủ. Mặc dù Hiến pháp năm 1946 đã ít nhiều đề cập đến Chính phủ - với tƣ cách là cơ quan nắm quyền hành pháp ở Trung ƣơng nhƣng khơng quy định rõ ràng, cụ thể các hình thức hoạt động của nó mà chủ yếu quy định cho Chủ tịch nƣớc rất nhiều quyền hạn trong lĩnh vực hành pháp. Hoạt động chủ yếu của Chính phủ thơng qua hoạt động của Chủ tịch nƣớc. Quyền hạn của Chính phủ đƣợc ghi nhận trong chƣơng IV Hiến pháp 1946: Chính phủ phải thi hành các đạo luật và quyết nghị của Nghị viện, trình những dự án luật ra trƣớc Nghị viện và những dự án sắc luật ra trƣớc Ban thƣờng vụ trong lúc Nghị viện không họp mà gặp trƣờng hợp đặc biệt, bãi bỏ mệnh lệnh và nghị quyết của cơ quan cấp dƣới nếu cần;

bổ nhiệm hoặc cách chức các nhân viên trong cơ quan hành chính hoặc chuyên môn; thi hành luật động viên và mọi phƣơng sách cần thiết để giữ gìn đất nƣớc; lập dự án ngân sách hàng năm. Qua các quyền hạn của Chính phủ trong Hiến pháp 1946, ta thấy các quy định này tƣơng tự nhƣ quyền hạn các cơ quan hành pháp ở các nƣớc tƣ sản, đó là thi hành các luật và quyết nghị của Nghị viện; đề nghị các dự luật trƣớc Nghị viện và dự án sắc luật trƣớc ban Thƣờng vụ...

Tuy nhiên, so với Chính phủ các nƣớc khác vào thời điểm bấy giờ, Chính phủ nƣớc ta có những điểm khác biệt cơ bản: Chính phủ do Nghị viện lập ra nhƣng không phải là cơ quan chấp hành của Nghị viện; Chủ tịch nƣớc - nguyên thủ quốc gia là một bộ phận trong cơ cấu của Chính phủ, đồng thời là ngƣời đứng đầu Nhà nƣớc, đứng đầu Chính phủ. Chủ tịch nƣớc đƣợc lựa chọn từ trong Nghị viện và có quyền hạn rất lớn và nhiệm kỳ còn kéo dài hơn nhiệm kỳ của Nghị viện 2 năm. Nhƣ vậy, Chủ tịch nƣớc không những là nguyên thủ quốc gia mà còn là ngƣời trực tiếp lãnh đạo hành pháp, ngƣời đứng đầu cơ quan hành chính cao nhất của tồn quốc. Theo Hiến pháp 1946, Chủ tịch nƣớc có rất nhiều quyền hạn đƣợc quy định tại Điều 49 Hiến pháp 1946 nhƣ: Thay mặt cho nƣớc; Giữ quyền Tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, chỉ định hoặc cách chức các tƣớng soái trong lục quân, hải quân, không quân; Ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tƣớng, nhân viên Nội các và nhân viên cao cấp thuộc các cơ quan Chính phủ...

Chủ tịch nƣớc đƣợc quyền chủ tọa Hội đồng Chính phủ, cùng Chính phủ ban hành các Sắc lệnh quy định chính sách thi hành các đạo luật và quyết nghị của Nghị viện nhân dân. Chủ tịch nƣớc có thể can thiệp để giải quyết những mâu thuẫn giữa Nghị viện và Nội các bằng quyền đƣa ra vấn đề tín nhiệm Chính phủ ra thảo luận lại. Đồng thời Chủ tịch nƣớc cịn có thể sử dụng ảnh hƣởng nhất định của mình trong việc giải tán Nghị viện. Chủ tịch nƣớc là ngƣời đứng đầu cơ quan hành pháp, nắm quyền hành pháp ở Trung ƣơng. Tuy

Chủ tịch nƣớc có rất nhiều quyền hạn nhƣng vẫn phải chịu sự giám sát của Nghị viện. Chủ tịch nƣớc do Nghị viện bầu ra từ các Nghị viên với 2/3 bỏ phiếu thuận; chịu sự xét xử của Tòa án do Nghị viện thành lập. Sự quy định về địa vị pháp lý của nguyên thủ quốc gia trong Hiến pháp 1946 là một sáng tạo lịch sử phù hợp với chính thể Việt Nam thời kỳ đó.

Nhìn chung, Hiến pháp 1946 đã vận dụng đƣợc những tinh hoa của học thuyết phân quyền mà vẫn đảm bảo đƣợc nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nƣớc là tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân. Đồng thời đã xây dựng đƣợc một quyền hành pháp mạnh mẽ, đảm bảo cho việc tổ chức điều hành cũng nhƣ thực thi các đạo luật, chính sách của Nghị viện, với sự lãnh đạo sáng suốt của Hồ Chủ tịch về cơ bản quyền hành pháp đƣợc tổ chức, thực hiện khá hiệu quả, đƣa đất nƣớc đi lên và thốt khỏi cảnh nơ lệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền hành pháp của chính phủ theo hiến pháp năm 2013 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)