Quyền hành pháp của Chính phủ theo Hiến pháp năm 1959

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền hành pháp của chính phủ theo hiến pháp năm 2013 (Trang 28 - 31)

1.2. Quyền hành pháp của Chính phủ theo quy định của các bản Hiến pháp

1.2.2. Quyền hành pháp của Chính phủ theo Hiến pháp năm 1959

Ngày 1 tháng 1 năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh số 1 công bố Hiến pháp mới đã đƣợc Quốc hội biểu quyết tán thành ngày 31 tháng 12 năm 1959. Các Chƣơng IV, V, VI của Hiến pháp quy định rõ tổ chức, hoạt động quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng Chính phủ.

So với Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp lần này có nhiều điểm mới:

- Đổi tên Chính phủ thành Hội đồng Chính phủ, nhằm khẳng định nguyên tắc tổ chức và hoạt động vừa theo chế độ tập thể (Hội đồng), vừa phát huy vai trò của cá nhân phụ trách (Thủ tƣớng).

- Về chức năng, Hiến pháp 1946 chỉ quy định Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất... Nay bổ sung thêm: Chính phủ: a) Là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất; b) Là cơ quan hành chính nhà nƣớc cao nhất của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

- Về nhiệm vụ, Hiến pháp 1946 chỉ ghi: Chính phủ thi hành các đạo luật và quyết nghị của Nghị viện, có quyền trình dự án luật và sắc luật. Nay ghi rõ: Hội đồng Chính phủ có nhiệm vụ chấp hành kế hoạch kinh tế và ngân sách do

Quốc hội quyết định; thi hành lệnh động viên và lệnh giới nghiêm; tổ chức thi hành các nghị quyết khác của Quốc hội và Ban Thƣờng vụ Quốc hội. Hội đồng chính phủ đƣợc bổ sung thêm quyền trình dự án pháp lệnh và các dự án khác ra trƣớc Quốc hội và Ban Thƣờng vụ Quốc hội.

Về quyền hạn, Hiến pháp 1946 chƣa quy định rõ, nay quy định: Hội đồng Chính phủ có quyền thống nhất lãnh đạo công tác của các bộ, các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và ủy ban hành chính các cấp. Về mặt hành chính, Hội đồng Chính phủ có nhiệm vụ quản lý các lĩnh vực: nội thƣơng, ngoại thƣơng, quản lý cơng tác văn hóa xã hội, cơng tác đối ngoại, công tác dân tộc và các công tác khác theo thẩm quyền đƣợc giao, có quyền phê chuẩn sự vạch địa giới hành chính của các đơn vị dƣới cấp tỉnh.

Về cơ cấu tổ chức, Hiến pháp 1946 quy định Chủ tịch nƣớc nằm trong cơ cấu Chính phủ, nay tách ra: Chủ tịch nƣớc khơng nằm trong cơ cấu Chính phủ. Điều 66 quy định rõ: Chủ tịch nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hịa khi xét thấy cần thiết, có quyền tham dự và chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ. Hiến pháp 1946 quy định các thứ trƣởng cũng là thành viên Chính phủ. Nay quy định trong Hội đồng Chính phủ khơng có các thứ trƣởng. Nhƣng Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nƣớc vẫn nằm trong Hội đồng Chính phủ. Nhìn chung, những thay đổi trên có nhiều tiến bộ khơng theo cơ chế tam quyền phân lập nhƣ nhiều nƣớc khác, phù hợp với lịch sử và thực tiễn nƣớc ta. Quy định này đƣợc duy trì trong 20 năm (1960-1980), sau này gần nhƣ đƣợc duy trì trong Hiến pháp 1992.

Chính phủ Việt Nam giai đoạn 1960 - 1980 đƣợc tổ chức theo quy định của Hiến pháp năm 1959 do Quốc hội khóa II cử ra. Theo Hiến pháp 1959, lúc này Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nƣớc cao nhất, và là cơ quan hành chính Nhà nƣớc cao nhất của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Lúc này Chủ tịch nƣớc khơng nằm trong thành phần của Hội đồng Chính phủ. Nhiều quyền hạn của Chủ tịch nƣớc trƣớc đây theo

Hiến pháp 1946 đã đƣợc chuyển giao cho Quốc hội và Chính phủ, nên Hội đồng Chính phủ do Thủ tƣớng đứng đầu là cơ quan chấp hành của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc Quốc hội. Trong thời gian Quốc hội khơng họp thì Hội đồng Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo cơng tác trƣớc Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội. Hội đồng Chính phủ qua các hoạt động của mình cũng thể hiện là cơ quan hành chính Nhà nƣớc cao nhất của nƣớc ta tức là cơ quan đứng đầu hệ thống cơ quan hành chính Nhà nƣớc đảm nhận một lĩnh vực hoạt động độc lập: hoạt động hành chính Nhà nƣớc.

Việc áp dụng Hiến pháp 1959 vào thực tế giai đoạn này cho thấy, Hội đồng Chính phủ gồm: Thủ tƣớng, các phó thủ tƣớng, các chủ nhiệm ủy ban nhà nƣớc, Tổng giám đốc ngân hàng, bộ trƣởng các bộ, bộ trƣởng phụ trách các mặt công tác đặc biệt không giữ bộ nào, bộ trƣởng làm chức vụ phó chủ nhiệm, những ngƣời không phải là bộ trƣởng nhƣng đứng đầu cơ quan ngang bộ đã thực sự mang hai tính chất: Tính chấp hành đối với cơ quan quyền lực Nhà nƣớc cao nhất là Quốc hội và tính chất cơ quan hành chính Nhà nƣớc cao nhất của nƣớc ta. Tính chấp hành trƣớc Quốc hội thể hiện trong việc Chính phủ thực hiện tất cả các quyết định của Quốc hội và tính cơ quan hành chính Nhà nƣớc cao nhất là Chính phủ đứng đầu hệ thống hành chính Nhà nƣớc, thực hiện hoạt động thực thi pháp luật, quản lý điều hành đất nƣớc.

Nhƣ vậy, có thể tóm lại rằng, trong giai đoạn này chế định Chính phủ đƣợc thực thi theo Hiến pháp 1959, so với Hiến pháp 1946 đã có những sự thay đổi lớn nhƣ: đã đƣợc đổi thành Hội đồng Chính phủ, trở thành cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính cao nhất của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Với tính chất này, quyền hành pháp khơng cịn độc lập hồn tồn nhƣ trƣớc, quyền hạn của cơ quan lập pháp lại đƣợc mở rộng hơn. Nhƣng với quy định Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, đã làm cho Chính phủ có sự độc lập nhất định trong hoạt động của mình. Chính phủ vẫn giữ vai trị chủ thể nắm quyền hành pháp chủ yếu và tổ chức triển khai thực hiện quyền đó, tăng cƣờng hoạt động có hiệu quả của bộ máy nhà nƣớc, đặc biệt là bộ máy hành pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền hành pháp của chính phủ theo hiến pháp năm 2013 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)