Hồn thiện cơ cấu tổ chức của Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền hành pháp của chính phủ theo hiến pháp năm 2013 (Trang 111 - 113)

3.2. Giải pháp

3.2.1. Hồn thiện cơ cấu tổ chức của Chính phủ

Việc đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Chính phủ phải nhằm đảm bảo cho Chính phủ thực hiện tốt quyền hành pháp - một bộ phận của quyền lực Nhà nƣớc mà Chính phủ là chủ thể thực hiện chủ yếu. Để thực hiện tốt quyền hành pháp cần tiếp tục cải cách cơ cấu tổ chức và phƣơng thức hoạt động của Chính phủ, làm rõ hơn vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ trong nền hành chính. Theo đó, cần khẳng định và làm rõ vị trí, tính chất của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nƣớc cao nhất, thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan chấp hành của Quốc hội nhằm bảo đảm tính độc lập tƣơng đối và tính linh hoạt của Chính phủ trong quan hệ với cơ quan thực hiện chức năng lập pháp và tƣ pháp.

Cần phân biệt rành mạch và cụ thể hóa đƣợc nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ tƣơng ứng với 3 chế định trong Hiến pháp: Nguyên tắc lãnh đạo tập thể của Chính phủ; Nguyên tắc lãnh đạo và điều hành của ngƣời đứng đầu Chính phủ - Thủ tƣớng; Nguyên tắc Bộ trƣởng chịu trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc đối với ngành, lĩnh vực đƣợc phân cơng. Đồng thời, bên cạnh đó cịn phải đảm bảo đƣợc tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dƣới phục tùng sự

lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan cấp trên; Phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phƣơng, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng; Minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan hành chính nhà nƣớc các cấp; bảo đảm thực hiện một nền hành chính thống nhất, thơng suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.

Quy định rõ mối quan hệ công tác giữa Bộ, cơ quan ngang bộ, Văn phịng Chính phủ với nhau; giữa Bộ, cơ quan ngang bộ, Văn phịng Chính phủ với Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, bảo đảm tính hiệu quả, tính thống nhất, thơng suốt trong hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nƣớc, khắc phục triệt để tình trạng đẩy cơng việc thuộc thẩm quyền lên Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ giải quyết và tình trạng phối hợp kém hiệu quả giữa các Bộ, cơ quan ngang bộ trong xử lý, trình các đề án, dự án lên Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ. Xóa bỏ chế độ bộ chủ quản, bỏ chức năng Bộ thực hiện đại diện quyền chủ sở hữu đối với tài sản của Nhà nƣớc trong doanh nghiệp. Quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ trƣởng khi Bộ khơng cịn là cơ quan chủ quản đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc. Các văn kiện Đảng đã nhiều lần xác định: “tách bạch vai trò của Nhà nước với tư cách là bộ máy cơng quyền quản lý tồn bộ nền kinh tế với vai trò chủ sở hữu tài sản, vốn Nhà nước” [21,

tr.5]; “thu hẹp và tiến tới khơng cịn chức năng đại diện chủ sở hữu của các bộ,

UBND tỉnh, thành phố đối với doanh nghiệp nhà nước...”[8, tr.8].

Đổi mới tổ chức và hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ. Tiến tới tinh giảm đến mức thấp nhất các cơ quan thuộc Chính phủ. Đây cũng là vấn đề có ý nghĩa hết sức hệ trọng. Trƣớc đây, nếu nhƣ cơ cấu chính phủ của nền kinh tế tập trung là nhiều bộ, ngành, việc quản lý nhà nƣớc đƣợc chia ra nhiều ngành, nhiều nấc, mọi thứ đòi hỏi phải đƣợc quyết định từ bên trên của các cơ

quan nhà nƣớc trung ƣơng, thì ở nền kinh tế thị trƣờng, sự quản lý phải bao quát, tạo không gian liên thông cho thị trƣờng phát triển và phải tăng cƣờng tính chủ động của các chủ thể tham gia thị trƣờng, mà giảm đi sự quản lý tập trung của Nhà nƣớc. Do vậy xu hƣớng hiên nay phải rút bớt số lƣợng các bộ và cơ quan ngang bộ thay vào đó là tăng cƣờng các bộ đa ngành, đa lĩnh vực. Đây là một trong những yêu cầu lớn của việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền hành pháp của chính phủ theo hiến pháp năm 2013 (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)