Quyền hành pháp theo các chính thể trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền hành pháp của chính phủ theo hiến pháp năm 2013 (Trang 37)

1.3.1. Quyền hành pháp theo chính thể tổng thống

Đặc trƣng của Chính thể Tổng thống là quyền lực của ngƣời đứng đầu Nhà nƣớc và của ngƣời đứng đầu Chính phủ tập trung trong tay Tổng Thống. Tổng thống ở các nƣớc này có thể do nhân dân trực tiếp bầu ra nhƣ ở Venêzuêla, Coxta Rica, Mêhicô; hay gián tiếp thông qua đại cử tri nhƣ ở Mỹ. Tổng thống tự thành lập Chính phủ, bổ nhiệm và bãi nhiệm các Bộ trƣởng, Quốc vụ khanh (hàm Bộ trƣởng). Ở một số nƣớc, việc bổ nhiệm này đòi hỏi phải đƣợc Thƣợng nghị viện thông qua nhƣ Thƣợng Nghị viện Mỹ. Tuy nhiên, các nhà lập pháp khơng có ảnh hƣởng lớn trong việc thành lập Chính phủ.

Ở các nƣớc theo chính thể Tổng thống, Chính phủ khơng phải là cơ quan tập thể tối cao của chính quyền hành pháp. Toàn bộ quyền lực của chính quyền hành pháp thuộc về Tổng thống. Theo Hiến pháp, Tổng thống có thể độc lập thực hiện quyền lực này, xác định những phƣơng hƣớng cơ bản của đƣờng lối chính trị và trao cho các Bộ trƣởng thực hiện những quyền hạn của mình. Ở những nƣớc theo chính thể cộng hịa Tổng thống, mối quan hệ tƣơng hỗ giữa Tổng thống và Nghị viện đƣợc xây dựng trên cơ sở thuyết phân chia

quyền lực. Học thuyết này phủ nhận hoặc hạn chế sự tham gia của Quốc hội (Nghị viện) vào việc thành lập chính quyền hành pháp, phủ nhận quy chế trách nhiệm của Chính phủ trƣớc Quốc hội (Nghị viện), không thừa nhận quyền giải tán Quốc hội của Tổng thống,

Thực tế cho thấy có sự thống nhất hai quyền lập pháp và hành pháp vào trong một cơ cấu chung của chính quyền nhà nƣớc. Thí dụ ở Mỹ, Tổng thống khơng những sử dụng quyền Hiến pháp - quyền phủ quyết, mà còn xác định chƣơng trình hoạt động lập pháp bằng những bức thông điệp hàng năm hoặc thông qua những cuộc tiếp xúc khơng chính thức với các nhà lãnh đạo Quốc hội. Ngồi ra, Tổng thống cịn đƣợc trao quyền sáng tạo pháp luật nhƣ giải thích Hiến pháp [1, tr.10].

Điển hình cho chính thể này là Mỹ. Ở Mỹ khơng có Nội các hay Chính phủ theo nghĩa nhƣ phần lớn các nƣớc khác. Tổng thống Mỹ là ngƣời đứng đầu Nhà nƣớc và ngƣời đứng đầu chính quyền hành pháp. Quy chế pháp lý của Tổng thống Mỹ và của Chính phủ đƣợc quy định trong bộ luật của Hợp chủng quốc Hoa kỳ. Những vấn đề chính trị quan trọng nhất của đời sống quốc gia Mỹ đƣợc thảo luận trong các cuộc họp của Nội các dƣới sự chủ tọa của Tổng thống. Thành phần của Nội các gồm có một số Bộ trƣởng và quan chức cao cấp khác do Tổng thống chỉ định. Tổng thống đích thân xác định ai cần tham gia vào cuộc họp Nội các, đồng thời quy định thời điểm triệu tập Nội các. Thông thƣờng Nội các họp một tháng một lần.

Hiến pháp và pháp luật Mỹ trao cho Tổng thống Mỹ quyền hạn rộng lớn. Nội dung của quyền hạn này đƣợc thể hiện trên các lĩnh vực sau:

- Trong lĩnh vực lập pháp và thi hành luật

Tổng thống Mỹ khơng chỉ xác định chƣơng trình hoạt động lập pháp mà cịn giám sát chặt chẽ q trình sáng tạo pháp luật. Ngồi những bức thơng điệp hàng năm gửi Quốc hội, về thực chất, đó là chƣơng trình lập pháp tƣơng lai. Tổng thống cịn có quyền triệu tập kỳ họp bất thƣờng của Quốc hội. Hàng

năm theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ và sáng kiến của các cơ quan, cá nhân trực thuộc Tổng thống có tới 30% số dự thảo luật đƣợc đệ trình lên Quốc hội.

- Trong lĩnh vực ngân sách và tài chính

Theo Hiến pháp Mỹ, Tổng thống khơng có bất cứ quyền hạn nào trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, từ năm 1921 việc chuẩn bị ngân sách và các dự luật tài chính lại đƣợc trao cho chính quyền hành pháp. Theo đạo luật năm 1921 về ngân sách và quyết toán, mọi khoản thu cho ngân sách của các chi nhánh Chính phủ đƣợc gửi cho phịng ngân sách. Nhiệm vụ chính của phịng ngân sách là điều chỉnh các khoản thu chi ngân sách cho phù hợp với đƣờng lối chính trị của Tổng thống. Ngân sách quốc gia đƣợc phòng ngân sách soạn thảo rồi trình Tổng thống xem xét, sau khi Tổng thống chuẩn y mới đƣợc chuyển lên cho Quốc hội phê chuẩn.

- Trong lĩnh vực tổ chức cơ quan nhà nước

Về hình thức, vấn đề tổ chức và cơ cấu của chính quyền hành pháp phải đƣợc pháp luật quy định. Tuy nhiên, đã từ lâu, Quốc hội Mỹ nhƣờng quyền này cho chính quyền hành pháp, Tổng thống thực hiện quyền này bằng các kế hoạch cải tổ. Những văn bản này, theo luật cần phải đệ trình lên Quốc hội phê chuẩn. Trong thời hạn 60 ngày Quốc hội có thể bác bỏ kế hoạch này. Chức năng lãnh đạo các cơ quan thuộc chính quyền hành pháp của Tổng thống đƣợc thực hiện qua hai hình thức: bằng việc ban hành các văn bản cá biệt và văn bản quy phạm; bằng sự phục tùng trực tiếp Tổng thống của tất cả các quan chức và các cơ quan của chính quyền hành pháp.

Có thể nói, quyền hành pháp trong nhà nƣớc Mỹ đƣợc quy định trong Hiến pháp đã cho phép Tổng thống - ngƣời nắm giữ quyền hành pháp có rất nhiều quyền năng, là ngƣời nắm giữ và quyết định sự phát triển của đất nƣớc.

1.3.2. Quyền hành pháp theo chính thể đại nghị

Ở những nƣớc Cộng hịa nghị viện nhƣ Áo, Italia, Liên bang Đức, Thụy Sĩ... Chính phủ đƣợc thành lập bởi Quốc hội (Nghị viện, thƣờng là Hạ nghị

viện, nếu nƣớc có hai viện) và chịu trách nhiệm trƣớc Quốc hội (Nghị viện). Quyền thành lập Chính phủ thuộc về Đảng hay Liên minh các Đảng phái có đa số ghế ở Hạ nghị viện. Trình tự thành lập ở Chính phủ ở các nƣớc cộng hòa nghị viện thƣờng giống nhau. Trƣớc tiên bổ nhiệm ngƣời đứng đầu Chính phủ. Sau đó, ngƣời đứng đầu Chính phủ đệ trình Quốc hội (Nghị viện) thành phần của Chính phủ (các Bộ trƣởng và ngƣời đứng đầu các cơ quan ngang bộ). Ở một số nƣớc nhƣ Italia, Đức, Tổng thống đề nghị ứng viên vào chức ngƣời đứng đầu Chính phủ, tuy nhiên việc này không mang ý nghĩa quyết định. Ở tất cả các nƣớc cộng hịa nghị viện Chính phủ chỉ đƣợc thành lập và hoạt động trong điều kiện đƣợc Quốc hội (Nghị viện) tín nhiệm.

Ở các nƣớc Cộng hịa nghị viện, nhìn chung về mặt pháp lý, Quốc hội (Nghị viện) có quyền lực rất lớn. Chính phủ cần phải thực hiện nghiêm chỉnh các luật, nghị quyết do Quốc hội (Nghị viện) thông qua. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, Chính phủ đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong cơ cấu chính trị. Thơng qua bộ máy của chính quyền và nhờ nguyên tắc kỷ luật của Đảng cầm quyền, Chính phủ phát huy hiệu lực một cách mạnh mẽ. Vai trị của Chính phủ ở các nƣớc Cộng hòa nghị viện đƣợc thể hiện trong hoạt động lập pháp. Dựa vào đa số ghế trong Quốc hội (ở Hạ nghị viện), Chính phủ khơng những tự xác định chƣơng trình hoạt động của mình, mà cịn hoạt động tích cực trong lĩnh vực lập pháp. Ở các nƣớc Cộng hịa nghị viện, Chính phủ thực hiện quyền lãnh đạo chính trị. Loại trừ trƣờng hợp, khi Chính phủ đƣợc thành lập bởi liên minh các Đảng phái chính trị, thì vai trị của nghị viện trở nên lớn hơn.

Về mối tƣơng quan giữa ngƣời đứng đầu Nhà nƣớc và ngƣời đứng đầu Chính phủ ở đa số các nƣớc Cộng hòa nghị viện đƣợc thể hiện nhƣ sau: Hiến pháp ở các nƣớc đó không trao cho ngƣời đứng đầu Nhà nƣớc những quyền hạn quan trọng mà ngƣời đó có thể độc lập thực hiện. Các văn bản do ngƣời đứng đầu Nhà nƣớc ban hành thƣờng đƣợc ngƣời đứng đầu Chính phủ và các Bộ trƣởng hữu quan kiểm tra và đồng ý trƣớc. Một trong những điểm khác

nhau cơ bản giữa các nƣớc có chính thể Cộng hịa nghị viện với những nƣớc có chính thể cộng hịa Tổng thống là ở các nƣớc có chính thể Cộng hịa nghị viện, Tổng thống khơng thuộc thành phần Chính phủ và khơng thể tác động đến các chính sách của Chính phủ [1, tr.8].

Cộng hịa liên bang Đức là chính thể điển hình cho mơ hình này. Theo Hiến pháp Cộng hịa Liên bang Đức (1949), Chính phủ Liên bang Đức bao gồm: Thủ tƣớng Liên Bang và các Bộ trƣởng Liên Bang. Theo đề nghị của Tổng thống, Thủ tƣớng Liên bang đƣợc Viện Bunđextac bầu thông qua thảo luận. Ngƣời trúng cử chức Thủ tƣớng Liên bang là ngƣời thu đƣợc đa số phiếu của các thành viên trong Viện Bunđextac. Tổng thống bổ nhiệm ngƣời trúng cử vào chức vụ Thủ tƣớng Liên bang.

Chính phủ liên bang có các quyền hạn sau: thực hiện sáng kiến lập pháp; đệ trình kiến nghị Viện Bunđextac họp kín, yêu cầu triệu tập Ủy ban hỗn hợp của Viện Bundextac và Viện Bunđexrát (Thƣợng nghị viện) để xem xét các dự thảo luật mà dự thảo đó địi hỏi sự chuẩn y của Viện Bunđexrát (Thƣợng nghị viện); đồng ý để Viện Bunđexrát tăng các khoản chi ngân sách do Chính phủ liên bang yêu cầu, bổ sung thêm các khoản chi, hay cho phép giảm các khoản chi đó sau này, yêu cầu hỗn biểu quyết về những vấn đề mới nói trên ở Viện Bunđextác. Chính phủ Liên bang có thể u cầu Tổng thống tuyên bố trạng thái pháp lý cần thiết đối với bất cứ dự thảo luật nào bị Bunđextac bác bỏ, có thể đặt trƣớc Tịa án Hiến pháp Liên bang vấn đề về sự phù hợp về nội dung và hình thức của pháp luật Liên bang hay pháp luật các bang với đạo luật cơ bản hoặc về sự phù hợp của pháp luật các bang với pháp luật Liên bang. Chính phủ Liên bang đƣợc sự đồng ý của Viện Bunđextác có thể ban hành những chỉ thị hành chính chung. Chính phủ giám sát việc thi hành pháp luật Liên bang của các bang. Để thực hiện nhiệm vụ này, Chính phủ Liên bang có thể cử Cao ủy đại diện cho Chính phủ Liên Bang vào cơ quan tối cao của các bang, và vào các cơ quan trực thuộc cơ quan tối cao của các bang nếu

đƣợc sự đồng ý của các bang. Chính phủ Liên bang có thể đƣợc luật Liên bang - Luật này phải đƣợc Viện Bunđexrát tán thành - trao cho quyền hạn ban hành chỉ thị trong từng trƣờng hợp cụ thể để thừa hành pháp luật, những chỉ thị này phải đƣợc gửi cho cơ quan tối cao của các bang, trừ trƣờng hợp khẩn thiết...

Thủ tƣớng Liên bang quyết định những phƣơng hƣớng cơ bản trong lĩnh vực chính trị và chịu trách nhiệm về điều đó. Trong khn khổ đƣờng lối chính trị chung, mỗi Bộ trƣởng liên bang đảm nhận phần cơng việc trong phạm vi ngành mình phụ trách và chịu trách nhiệm cá nhân về phần việc đó. Trƣờng hợp có bất đồng quan điểm giữa các Bộ trƣởng liên bang thì Chính phủ Liên bang quyết định. Thủ tƣớng Liên bang điều hành hoạt động của Chính phủ Liên bang theo quy chế của Chính phủ Liên bang, giám sát việc thực hiện những phƣơng hƣớng chính trị cơ bản, bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động của Chính phủ Liên bang. Thủ tƣớng liên bang phải thƣờng xuyên báo cáo cho Tổng thống Liên bang về tình hình thực hiện đƣờng lối chính trị của mình và về hoạt động của từng Bộ trƣởng trong Chính phủ liên bang [1, tr.61]

1.3.3. Quyền hành pháp theo chính thể hỗn hợp

Chính thể cộng hịa hỗn hợp hay cịn gọi là Cộng hịa lƣỡng tính là dạng chính thể có các đặc trƣng của cả Cộng hòa đại nghị lẫn Cộng hòa Tổng thống. Trong những nƣớc áp dụng nguyên tắc này, bộ máy hành pháp gồm hai cơ quan, một là Tổng thống, hai là Thủ tƣớng Chính phủ và nội các. Chính phủ khơng những chịu trách nhiệm trƣớc Nghị viện, mà còn cả Tổng thống - ngƣời đứng đầu Nhà nƣớc cũng phải chịu trách nhiệm trƣớc cử tri, thông qua các cuộc bầu cử Tổng thống. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia đồng thời là ngƣời có tác động trực tiếp đến bộ máy hành pháp. Thủ tƣớng là ngƣời đứng đầu bộ máy hành pháp, có quyền chỉ đạo Chính phủ thực thi chính sách quốc gia của Tổng thống và phải chịu trách nhiệm trƣớc Quốc hội và Tổng thống về việc thực hiện chính sách này.

Ví dụ điển hình cho chính thể hỗn hợp này là Cộng hịa Liên bang Nga. Tổng thống Liên bang Nga do nhân dân trực tiếp bầu ra trong cuộc bầu cử phổ thông. Tổng thống thành lập Chính phủ, Chính phủ khơng những chịu trách nhiệm trƣớc Tổng thống về hoạt động của mình mà cịn chịu trách nhiệm trƣớc Quốc hội (Nghị viện) liên bang. Tổng thống có quyền chủ tọa các cuộc họp của Chính phủ, tức là thay thế vị trí ngƣời đứng đầu Chính phủ. Tổng thống Liên bang Nga đƣợc Hiến pháp trao cho quyền hạn rộng lớn và chịu trách nhiệm chính trị về hoạt động của mình. Các văn bản do Tổng thống ban hành cần phải đƣợc Thủ tƣớng hay các Bộ trƣởng hữu quan ký trƣớc khi có hiệu lực [1, tr.11].

Chính phủ Liên bang Nga là cơ quan liên bang của chính quyền hành pháp có thẩm quyền chung. Chính phủ lãnh đạo tồn bộ hệ thống cơ quan của chính quyền hành pháp và đảm bảo sự hoạt động thống nhất của các cơ quan đó. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, Chính phủ chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thực hiện quyền hành pháp trên phạm vi toàn liên bang. Khi thực hiện quyền hạn của mình, Chính phủ phải tn thủ các ngun tắc sau: quyền lực nhân dân, Liên bang, phân chia quyền lực, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật Liên Bang, đảm bảo yêu cầu Hiệp định về ƣu thế của quyền và tự do của con ngƣời và của cơng dân. Chính phủ Liên bang Nga là cơ quan tập thể, thành phần của Chính phủ gồm: Thủ tƣớng, các Phó thủ tƣớng và các Bộ trƣởng liên bang. Theo Hiến pháp Liên bang Nga, Thủ tƣớng Liên bang Nga do Tổng thống Liên bang bổ nhiệm với sự đồng ý của Viện đuma quốc gia. Tổng thống đệ trình ứng cử viên vào chức Thủ tƣớng Liên bang lên Viện đuma. Viện đuma thảo luận và đƣa ra quyết định đồng ý hay không đồng ý ứng cử viên đó. Viện đuma khơng có quyền đƣa ngƣời ứng cử vào chức vụ Thủ tƣớng Liên bang Nga. Hiến pháp Liên bang Nga chỉ quy định những quyền hạn chung nhất của Chính phủ liên bang trong các lĩnh vực cơ bản của

cuộc sống xã hội nhƣ: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phịng, chính sách đối ngoại, bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền và tự do của công dân, bảo vệ sở hữu và trật tự xã hội, an ninh quốc gia, lập pháp.

Theo Hiến pháp Liên bang Nga, Thủ tƣớng Liên bang khơng những lãnh đạo chính phủ Liên bang, tổ chức cơng việc của Chính phủ, mà còn xác định phƣơng hƣớng cơ bản trong hoạt động của Chính phủ. Khi thực hiện quyền hạn của mình, Thủ tƣớng Liên bang Nga phải tuân theo Hiến pháp Liên bang Nga, pháp luật Liên bang và Sắc lệnh của Tổng thống Liên bang. Thủ tƣớng Liên bang bảo đảm tính hợp pháp trong cơng việc của Chính phủ, giải quyết những vấn đề phát sinh thuộc quyền hạn của Thủ tƣớng. Thực tế, trong pháp luật Liên bang và Sắc lệnh của Tổng thống Liên bang đôi khi bao hàm cả những điều quy định phƣơng hƣớng hoạt động cụ thể của Chính phủ Liên bang [1, tr.90].

1.3.4. Quyền hành pháp theo chính thể cộng hịa xã hội chủ nghĩa

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới ra đời. Hệ thống xã hội chủ nghĩa là thể chế chính trị ở các nƣớc có đảng cộng sản đã hoặc đang giữ quyền lãnh đạo. Ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa, thể chế Đảng chính trị có thể khái qt với những đặc trƣng sau: Chế độ “nhất nguyên chính trị” là sản phẩm tất yếu của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản chống lại giai cấp tƣ sản; Đảng Cộng sản là đội tiên phong, là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động.

Hiện nay, ở một số nƣớc xã hội chủ nghĩa, tùy theo điều kiện “đặc thù”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền hành pháp của chính phủ theo hiến pháp năm 2013 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)