Xác định, làm rõ mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền hành pháp của chính phủ theo hiến pháp năm 2013 (Trang 113 - 118)

3.2. Giải pháp

3.2.2. Xác định, làm rõ mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan nhà

nhà nước khác.

Chúng ta có thể nhận thấy, thẩm quyền của Chính phủ trong mối quan hệ với thẩm quyền của Quốc hội và Tòa án, Viện kiểm sát chƣa thực sự tạo ra cơ chế phát triển mang tính biện chứng. Nếu nhƣ Quốc hội có quyền giám sát tối cao các hoạt động của Nhà nƣớc và xã hội thì các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành lại rất mờ nhạt đơi khi thiếu vắng sự kiểm sốt của Chính phủ, Tịa án với Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với Tịa án. Điều này làm cho cơ chế vận hành thực hiện quyền lực nhân dân nói chung và thẩm quyền của Chính phủ, các cơ quan khác trong bộ máy nhà nƣớc bị hạn chế.

Bên cạnh đó, Văn kiện Đại hội XI của Đảng, cũng nhƣ Hiến pháp năm 2013 cũng có đề cập đến việc kiểm sốt quyền lực giữa: quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Nhƣ vậy, ba quyền này nhất định phải có tính độc lập tƣơng đối, có sự ràng buộc tác động qua lại, thậm chí “chế ƣớc” nhau. Vậy trong quan hệ với lập pháp và tƣ pháp, hành pháp sẽ ra sao khi các đề xuất chính sách từ Chính phủ tới Quốc hội có sự tn thủ cơng thức: Chính phủ trình thì Quốc hội mới xem xét hay Quốc hội yêu cầu, hoặc nếu Chính phủ rút chƣơng trình nghị sự có đƣợc khơng?... Tƣơng tự trong hành pháp với tƣ pháp cũng vậy, đặc biệt là thông qua họat động “công tố” (nếu chƣa chuyển sang Chính phủ).

Do vậy, để phù hợp với vị trí hành pháp của Chính phủ. Trƣớc hết trong mối quan hệ với Quốc hội cần phải phân định rõ hơn phạm vi chính sách và các vấn đề quan trọng do Quốc hội và Chính phủ quyết định. Theo hƣớng, Quốc hội xem xét, quyết định các chính sách có tính ổn định, hiệu lực tác động lâu

dài, cần đƣợc thể chế hóa trong các dự án luật; các chính sách liên quan đến quan điểm tăng trƣởng kinh tế, cơ cấu kinh tế trong một chiến lƣợc dài hạn; định hƣớng và giải pháp cho phát triển kinh tế vùng, ngành động lực; định hƣớng, giải pháp huy động và phân bổ nguồn lực đất nƣớc trong từng giai đoạn phát triển... Về vấn đề ngân sách, Quốc hội quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách Trung ƣơng, phân bổ ngân sách Trung ƣơng, phê chuẩn quyết toán ngân sách Trung ƣơng. Cịn Chính phủ quyết định những chính sách cụ thể, giải pháp mang tính ứng phó nhanh, chủ động trong điều hành kinh tế, tài chính, tiền tệ và ngân sách trong các tình huống cụ thể, quyết định các kế hoạch kinh tế - xã hội gắn với chỉ tiêu cụ thể trong từng giai đoạn phát triển ngắn (nhƣ kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm...). Về hồn thiện cơ chế kiểm sốt giữa Quốc hội và Chính phủ. Ngồi các cơ chế kiểm sốt hiện hành của Quốc hội đối với Chính phủ cần thiết phải nghiên cứu thay thế cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm đối với những ngƣời giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn bằng cơ chế bỏ phiếu bất tín nhiệm. Đồng thời quy định các vấn đề có tính ngun tắc về điều kiện, phạm vi của việc tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm của Quốc hội làm cơ sở quy định cụ thể về trình tự, thủ tục; nghiên cứu bổ sung quy định về Tổng kiểm toán nhà nƣớc, Thanh tra của Quốc hội là các thiết chế hiến định và là công cụ để Quốc hội thực thi hiệu quả hơn cơ chế kiểm sốt đối với hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nƣớc. Và ngƣợc lại, hiện nay Chính phủ khơng có cơ chế nào để kiểm soát hoạt động lập pháp của Quốc hội, do vậy cần bổ sung cơ chế để Chính phủ chủ động hơn trong việc thực hiện quyền trình dự án luật. Theo đó, bổ sung quyền đề nghị Quốc hội chƣa thơng qua dự án luật do Chính phủ trình trong những trƣờng hợp do luật định. Đồng thời bổ sung vào Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Ban hành VBQPPL về căn cứ, trình tự, thủ tục thực hiện quyền này của Chính phủ. Bổ sung quyền của Chủ tịch nƣớc tự mình hoặc theo đề xuất của Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét lại đạo luật đã đƣợc thông qua (giống nhƣ thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp lệnh đã đƣợc quy định tại Hiến pháp hiện hành). Đồng thời đƣa vào các

luật liên quan các quy định về điều kiện, căn cứ, quy trình, thủ tục thực hiện quyền này của Chủ tịch nƣớc.

Về báo cáo của Chính phủ với Quốc hội, cần làm rõ loại báo cáo gì ngồi luật, nghị quyết. Trên thực tế, khơng phải cơng tác nào của Chính phủ cũng báo cáo... “Báo cáo Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội” - đây cũng là quy định chƣa thực sự đƣợc đảm bảo. Bởi lẽ UBTVQH là cơ quan thƣờng trực của Quốc hội, giúp Quốc hội giữa hai kỳ họp, vậy UBTVQH nghe báo cáo cơng tác mà Chính phủ sẽ trình Quốc hội hay báo cáo cơng tác khác mà UBTVQH đề nghị. Do vậy, cần thiết phải làm rõ cơ chế chịu trách nhiệm báo cáo trƣớc Quốc hội, UBTVQH và Chủ tịch nƣớc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ trong các Điều 94, Điều 95 Hiến pháp 2013 trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau.

Trong mối quan hệ giữa Chính phủ với UBTVQH. Kiến nghị phân công hợp lý hơn nhiệm vụ, quyền hạn của UBTVQH và Thủ tƣớng Chính phủ đối với HĐND. Đề nghị không tiếp tục quy định nhiệm vụ, quyền hạn của UBTVQH giám sát và hƣớng dẫn hoạt động của HĐND. HĐND về bản chất là cơ quan đại diện của nhân dân ở địa phƣơng, cùng với cơ quan hành chính, tạo thành bộ máy chính quyền địa phƣơng đặt dƣới sự điều hành, chỉ đạo thống nhất của Chính phủ.

Trong mối quan hệ giữa Chính phủ và Chủ tịch nƣớc trong thực hiện quyền hành pháp. Kiến nghị phân công rõ và hợp lý hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nƣớc và Thủ tƣớng Chính phủ trong một số lĩnh vực, cụ thể: Nghiên cứu chuyển nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nƣớc trong lĩnh vực quốc tịch sang cho Thủ tƣớng Chính phủ. Thực tiễn cho thấy cơng việc này chủ yếu mang tính chất hành chính nên pháp luật các nƣớc thƣờng trao thẩm quyền này cho Bộ trƣởng Bộ tƣ pháp. Vì vậy, kiến nghị chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn cho nhập, cho thôi hoặc tƣớc quốc tịch Việt Nam sang cho Thủ tƣớng Chính phủ. Nghiên cứu bổ sung quy định: Chủ tịch nƣớc trong thời gian Quốc hội không họp theo đề nghị của Thủ tƣớng Chính phủ, có quyền miễn nhiệm, cách chức các

chức danh của Chính phủ do Chủ tịch nƣớc bổ nhiệm nhƣ Phó Thủ tƣớng, Bộ trƣởng, các thành viên khác của chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Phân công rõ hơn trách nhiệm của Chủ tịch nƣớc và tăng thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ trong lĩnh vực quốc phòng và trong tổ chức, hoạt động của Hội đồng Quốc phịng và An ninh.

Hồn thiện quy định về quan hệ giữa Chính phủ với TAND tối cao và VKSND tối cao trong việc thực hiện quyền hành pháp, quyền tƣ pháp. Chính phủ theo chức năng hành pháp phối hợp với TAND tối cao trong hoạt động tố tụng qua việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra, công tố (truy tố tội phạm trƣớc tịa án và giữ quyền cơng tố tại phiên tịa xét xử); hồn thiện quy định về trách nhiệm thẩm quyền của Tòa án trong việc phối hợp, kiểm soát hoạt động thi hành án dân sự, hành chính. Chính phủ theo chức năng lãnh đạo hệ thống hành chính nhà nƣớc phối hợp với TAND tối cao trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính tịa án địa phƣơng. Cả về lý luận và thực tiễn đều cho thấy những hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý hành chính Tịa án ở Việt Nam trong q khứ (khi Chính phủ quản lý tịa án nhân dân địa phƣơng về tổ chức) cũng nhƣ cơ chế quản lý hiện hành (Tòa án nhân dân tối cao quản lý hành chính tồn bộ hệ thống tịa án dẫn đến quan hệ giữa các cấp tòa án vừa là quan hệ tố tụng vừa là quan hệ trực thuộc về hành chính - tổ chức). Để khắc phục những bất cập này nghiên cứu quy định một thiết chế độc lập cấp quốc gia với sự tham gia của cả 3 nhánh lập pháp, hành pháp, tƣ pháp để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý hành chính tịa. Đề xuất thành lập Hội đồng tƣ pháp quốc gia để tuyển chọn, điều động, kỷ luật Thẩm phán; giao Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính đối với các tịa án nhân dân địa phƣơng (với các nội dung quản lý hành chính, tổ chức, nhân sự, tài chính và các điều kiện bảo đảm khác cho hoạt động của các cơ quan tòa án). Cơ chế này vừa bảo đảm tính thống nhất, thơng suốt của nền hành chính quốc gia, vừa tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan lập pháp,

hành pháp, tƣ pháp trong việc bảo đảm tính độc lập của các cơ quan xét xử, tính kết nối trong việc đào tạo nguồn và luân chuyển sử dụng hiệu quả các chức danh tƣ pháp đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp mà Tòa án là khâu trung tâm.

Nghiên cứu chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cƣờng trách nhiệm của công tố đối với hoạt động điều tra là các yêu cầu của Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp. Xuất phát từ trách nhiệm trung tâm và cuối cùng của Viện Công tố trong chức năng truy tố, buộc tội nên Viện công tố phải gắn kết và tăng cƣờng trách nhiệm đối với quá trình điều tra, các kết luận điều tra phải có sự phê chuẩn của cơ quan công tố. Bản chất của công tố là đại diện quyền lực cơng để truy tố tội phạm, đƣa ngƣời có hành vi phạm tội ra trƣớc tịa án để xét xử. Đồng thời công tố cũng là đại diện của lợi ích cơng, có vai trị bảo vệ lợi ích cơng trong các vụ án hành chính, dân sự. Do đó, cơng tố phải là một chức năng không thể tách rời của hành pháp - cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực thi pháp luật, bảo đảm cho pháp luật đƣợc tôn trọng, chịu trách nhiệm trƣớc nhân dân về tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm. Quyền hành pháp đầy đủ của Chính phủ phải bao gồm cả quyền cơng tố để bảo đảm mọi vi phạm pháp luật nghiêm trọng đƣợc phát hiện trong quá trình quản lý nhà nƣớc đều có thể bị truy tố trƣớc tịa án theo đúng quy định của pháp luật, trật tự và lợi ích cơng trong quan hệ dân sự và quản lý hành chính nhà nƣớc đƣợc bảo đảm. Bên cạnh đó, cũng cần phải hồn thiện cơ chế kiểm sốt giữa Chính phủ và TAND tối cao trong việc thực hiện quyền hành pháp, quyền tƣ pháp. Theo hƣớng, kiểm soát tƣ pháp đối với hành pháp phải đƣợc tăng cƣờng bằng việc mở rộng thẩm quyền tài phán của Tịa hành chính đối với hoạt động lập quy, các quyết định và hành vi hành chính từ chính phủ trở xuống. Kiểm sốt của hành pháp đối với tƣ pháp đƣợc thực hiện bằng quyền kháng nghị của Cơng tố đối với bản án do Tịa án tuyên theo quy định của pháp luật tố tụng quy định, không phải bằng phƣơng thức kiểm soát hoạt động xét xử nhƣ quy định hiện hành [3, tr.76-79].

Vì vậy, việc xác định làm rõ mối quan hệ giữa Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nƣớc cao nhất, thực hiện quyền hành pháp với Quốc hội - cơ quan lập pháp, Tòa án - cơ quan tƣ pháp; giữa Chính phủ với Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, Chính phủ với Chủ tịch nƣớc, giữa Chính phủ với Viện kiểm sát là một vấn đề hệ trọng cần đƣợc làm rõ nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nƣớc, theo hƣớng xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền mà Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh cải cách lập pháp, hành pháp và tư pháp, đổi mới tư duy và quy trình xây dựng pháp luật, nâng cao chất lượng hệ thống pháp luât. Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Hoàn thiện cơ chế để tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp”[9, tr.15].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền hành pháp của chính phủ theo hiến pháp năm 2013 (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)