Thẩm quyền quy định vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 30 - 31)

- 6 tội bao gồm các tội có dấu hiệu: vi phạm với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị XPHC, vi phạm với số lượng lớn (hoặc quy mô lớn) hoặc đã bị XPHC;

1.2.5. Thẩm quyền quy định vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả

biện pháp khắc phục hậu quả

VPHC là loại vi phạm pháp luật phổ biến nhất và liên quan đến sở hữu nhà nước, những quyền, tự do và lợi ích cơ bản của công dân, tổ chức. Do đó, thẩm quyền quy định về trách nhiệm hành chính, tức là chính sách xử lý đối với VPHC, về nguyên tắc, phải thuộc về Quốc hội – cơ quan cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân cả nước. Tuy nhiên, do điều kiện hoạt động của Quốc hội ở nước ta còn hạn chế, nên Quốc hội trước đây đã trao quyền này cho Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh XPVPHC 1989, và sau đó lại trao cho UBTVQH ban hành Pháp lệnh XLVPHC 1995, rồi đến Pháp lệnh hiện hành. Ngoài ra, trong nhiều luật, kể cả pháp lệnh về quản lý các ngành và lĩnh vực vẫn có các quy định những loại vi phạm nào có thể bị xử phạt hành chính. Nghĩa là về nguyên tắc và trên thực tế, Quốc hội

có quy định về trách nhiệm hành chính, chỉ có điều Quốc hội khơng quy định hành vi cụ thể nào là VPHC và bị xử lý ra sao.

Điều đó cũng nói lên rằng, UBTVQH cũng có thẩm quyền quy định về trách nhiệm hành chính, nhưng chỉ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc, làm cơ sở cho Chính phủ ban hành các VPHC cụ thể và cách xử lý đối với chúng.

Theo Điều 2 Pháp lệnh, “Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính,

hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước”. Như vậy, Chính phủ thực hiện quyền

này theo sự ủy quyền của UBTVQH (Điều 14 Luật Ban hành VBQPPL 2008), còn UBTVQH ban hành Pháp lệnh lại do “Quốc hội giao” (Điều 12 Luật Ban hành VBQPPL 2008). Sự “ủy quyền bắc cầu” này có thể là xa lạ đối với một số nước phát triển, nhưng thực tiễn làm luật nước ta vẫn còn phổ biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)