Ví dụ: Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 91 - 96)

- 6 tội bao gồm các tội có dấu hiệu: vi phạm với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị XPHC, vi phạm với số lượng lớn (hoặc quy mô lớn) hoặc đã bị XPHC;

29 Ví dụ: Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

30

Ví dụ: Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2004 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

31

Theo TS. Ngô Huy Cương: các khiếm khuyết chính của hệ thống pháp luật nước ta khiến cho pháp luật không đi vào đời sống là: 1. Hệ thống pháp luật thiếu tính logic và đồng bộ; 2. Hệ thống pháp luật chồng

Thứ nhất, chưa có triết lý (hay nền tảng lý luận) rõ ràng, khoa học của pháp

luật về XPVPHC. Điều này thể hiện qua mấy vấn đề: trước hết, thiếu một quan niệm rõ ràng, khoa học về vi phạm hành chính; thứ hai, cũng từ lý do thứ nhất mà thiếu sự phân định rạch rịi giữa vi phạm hành chính và tội phạm; thứ ba, chưa có một luật quy định tồn diện các vấn đề cơ bản về XPVPHC; thứ tư, các VBQPPL về XPVHHC không đồng bộ, mâu thuẫn nhau. Do đó, cấu trúc của hệ thống pháp luật về XPVPHC cũng không hợp lý.

Thứ hai, pháp luật về XPVPHC chịu ảnh hưởng lớn của luật hình sự và luật tố

tụng hình sự mà thiếu cách tiếp cận khoa học riêng biệt và sự đổi mới cần thiết32.

Thứ ba, do Quốc hội nước ta hoạt động còn hạn chế nên Ủy ban thường vụ

Quốc hội và Chính phủ phải chia sẻ gánh nặng lập pháp với Quốc hội. Từ đó, có chủ trương, đối với những lĩnh vực xét theo tính chất phải được điều chỉnh bằng đạo luật của Quốc hội, có thể bước đầu sử dụng hình thức văn bản pháp lệnh và có thể cả hình thức nghị định để điều chỉnh. Nhưng phải xem đây là biện pháp quá độ, tạm thời. Tuy nhiên, giải pháp tình thế này bị lạm dụng, tạo thành thói quen và coi đó như cách làm hồn tồn hợp lý.

Thứ tư, tính cục bộ của Bộ, ngành khi xây dựng các nghị định, thông tư về vấn

đề XPVPHC33

.

chéo, mâu thuẫn; 3. Hệ thống pháp luật manh mún, tản mạn; 4. Hệ thống pháp luật chưa cân đối được quyền lợi. [47, tr. 55]

32

PGS.TS. Nguyễn Đình Lộc cho rằng: “Phải thừa nhận một thực tế vốn rất ít được nhiều người quan tâm, nhận ra là sự định hình chế định xử phạt vi phạm hành chính ở Việt Nam ra đời tuy có phần muộn nhưng lại được kế thừa thành tựu của những ngành luật đi trước, trong đó có pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Đọc Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đầu tiên (1989), nhất là hai pháp lệnh về sau (1995 và 2002) ta như thấy bóng dáng của các văn bản pháp luật hình sự, tố tụng hình sự được ban hành khơng lâu trước đó… Vi phạm hành chính chưa phải là tội phạm, xét về mặt nguy hiểm cho xã hội nói chung, thấp hơn tội phạm, nhưng trong việc đánh giá, xử lý có nhiều nét tương đồng với đánh giá, xử lý tội phạm. Trong tinh thần phải đặt việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính, cụ thể ở đây là Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đầu tiên, năm 1989 trong mơi trường pháp lý, tư pháp của những năm 60-70 và cả những năm 80 của thế kỷ XX để có thể hiểu được vì sao một loạt các khái niệm, nguyên tắc, chế định, phạm trù pháp lý hình sự - tư pháp lại tìm được chỗ, hay nói một cách hình tượng, lại “ùa vào” dự thảo các pháp lệnh xử phạt, xử lý vi phạm hành chính để trở thành những khái niệm, nguyên tắc, phạm trù, chế định pháp luật xử phạt, xử lý vi phạm hành chính mà trước đó 1-2 thập kỷ hầu như chưa ai nói tới, bàn đến thì ở thời điểm xây dựng dự án Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã trở thành ngơn ngữ ngày thường và nói riêng, là từ các diễn đàn khoa học pháp lý vẫn thường vang lên khá quen thuộc. Một loạt khái niệm xuất hiện trước hết trong khoa học, lý luận pháp lý và trong hoạt động tố tụng hình sự, áp dụng pháp luật hình sự đã được vận dụng một cách thích hợp vào pháp luật và thực tiễn áp dụng xử lý vi phạm hành chính như tình thế cấp thiết, phịng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, tái phạm, nguyên tắc một cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt khi có pháp luật quy định, mặt khách quan, chủ quan trong cấu thành phạm pháp” - Pháp điển hóa pháp luật về xử lý vi phạm hành chính – vấn đề đã chín muồi. Bài viết trong Kỷ yếu Hội thảo Định hướng xây dựng Luật Xử lý vi phạm hành chính do Bộ Tư pháp và UNDP tổ chức tại Quảng Ninh 5/2008.

Thứ năm, cơng tác kiểm tra, rà sốt hệ thống VBQPPL về XPVPHC kém hiệu

quả.

33 PGS.TS. Nguyễn Đình Lộc cho rằng: “Cứ hình dung phải hơn 70 nghị định và có thể sẽ cịn nhiều hơn số

nghị định đã, đang và phải ban hành để đưa các quy định của Pháp lệnh vào thực hành thì chắc chắn phải do hàng chục bộ, ngành – có thể đến hai hoặc ba chục tham gia chuẩn bị soạn thảo. Công việc lại không phải diễn ra cùng một lúc mà vào những thời gian, năm tháng rất khác nhau. Mối cơ quan khi được phân công chuẩn bị, trước hết phải lo đến phận mình, phải lo đến nội dung phải thể hiện, đến thời gian phải hồn thành, dù sự phối hợp có đặt ra thì sự lơ là là một khả năng rất hiện thực, không thể không xảy ra, nhất là trong những trường hợp do những lý do, động cơ rất khác nhau, có ý có, vơ tình có, sự phối hợp giữa các bộ ngành, cơ quan có cùng trách nhiệm xây dựng, soạn thảo văn bản vẫn rất lỏng lẻo và từ đó có thể hình dung đến tính hồn thiện, tính khả thi của văn bản sẽ như thế nào.” - Pháp điển hóa pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

– vấn đề đã chín muồi. Bài viết trong Kỷ yếu Hội thảo Định hướng xây dựng Luật Xử lý vi phạm hành chính

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

3.1. u cầu hồn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hồn cảnh hiện nay hồn cảnh hiện nay

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách pháp luật trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền yêu cầu cải cách pháp luật trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền

Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị BCHTW ĐCSVN về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” trong đó nêu rõ định hướng “xây dựng và hồn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân” mà một trong những nhiệm vụ quan trọng phải thực hiện là “xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân”. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị BCHTW

ĐCSVN về “Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020” nhấn mạnh phương hướng cải cách tư pháp là “hồn thiện chính sách, pháp luật… bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, cơng khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người… Tổ chức các cơ quan tư pháp… trong đó xác định tịa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm… Mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa án đối với các khiếu kiện hành chính. Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Tịa án tạo điều kiện cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa cơng dân và cơ quan cơng quyền trước tịa án…”. Những Nghị quyết này là những chủ

trương, chính sách quan trọng của Đảng địi hỏi phải được thể chế hóa bằng việc cải cách pháp luật nói chung cũng như pháp luật về XPVPHC nói riêng.

Trở lại lịch sử, hơn 10 năm trước, Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 8 khóa VII tháng 1/1995 chỉ rõ: “Đẩy mạnh hoạt động lập pháp của Quốc hội, phấn đấu trong

những năm tới dần dần có đủ các đạo luật điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống xã hội… trong khi chưa có đủ luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục ban hành Pháp lệnh và Chính phủ ban hành văn bản pháp quy để đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của đất nước”. Đến Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 3 Khóa VIII tháng

9/1997 chủ trương “Phấn đấu trong một thời gian nhất định, Nhà nước có thể quản

Quốc hội và nghị định của Chính phủ quy định những vấn đề khi chưa có luật. Những pháp lệnh, nghị định này sau một thời gian thực hiện được kiểm nghiệm là đúng thì hồn chỉnh để nâng lên thành luật”.

Từ những chủ trương của Đảng và thực tiễn những năm qua, đã muộn khi tiến hành pháp điển hóa pháp luật về XPVPHC. Vì vậy, đến lúc này, cần thực hiện một “cú bứt phá” trên cơ sở những bài học, tri thức, kinh nghiệm thu được từ công tác tổng kết 20 năm xây dựng và thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, tiến hành một đợt pháp điển hóa mạnh mẽ đối với hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Việc pháp điển hóa pháp luật về XPVPHC không đơn giản chỉ là “chế biến” nội dung Pháp lệnh XLVPHC hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành thành sản phẩm là (Bộ) Luật Xử lý/Xử phạt VPHC mà thực chất khá phức tạp, đặc biệt trong bối cảnh cải cách pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền. Việc pháp điển hóa này đòi hỏi đặt trong bối cảnh cải cách đồng bộ với các lĩnh vực pháp luật khác (đặc biệt là luật hình sự), địi hỏi xây dựng một triết lý lập pháp vững chắc và đúng đắn, đòi hỏi hướng tới những mục tiêu lâu dài cũng như những bước đi hợp lý trong từng giai đoạn.

Nghị quyết của Quốc hội số 11/2007/NQ-QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của quốc hội nhiệm kỳ khoá XII (2007- 2011) và năm 2008 đã đưa dự án Luật Xử lý vi phạm hành chính vào chương trình chính thức. Tuy nhiên, về tên gọi của văn bản này cũng như nội dung của nó phải xem xét lại. Hơn nữa, việc pháp điển hóa pháp luật XPVPHC khơng chỉ là xây dựng Luật này.

3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính phục vụ yêu cầu hội nhập quốc tế, bảo đảm sự tương thích của pháp luật Việt Nam và pháp luật hội nhập quốc tế, bảo đảm sự tương thích của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế

Việc Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt từ khi gia nhập WTO vào đầu năm 2007, đã đặt ra yêu cầu cải cách cơ bản hệ thống pháp luật. Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính cũng khơng phải là ngoại lệ, phải dần đáp ứng những “tiêu chuẩn quốc tế”. Các cam kết theo các Hiệp định của WTO và Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ yêu cầu quy trình xử phạt các vi phạm hành chính phải minh bạch, cơng bằng, có thể đốn trước và khơng mang tính lạm dụng.

Tài liệu “Các yêu cầu cơ bản của Hiệp định thƣơng mại và WTO về

xử phạt vi phạm hành chính” của Dự án STAR-VIETNAM nhằm hỗ trợ

Chính phủ Việt Nam thực hiện Hiệp định Thương mại song phương Hoa Kỳ. (Ngày 8 tháng 5 năm 2008).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)