Các yêu cầu bổ sung về thủ tục trong trƣờng hợp Pháp luật yêu cầu phải tổ chức phiên xem xét lại:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 98 - 99)

cầu phải tổ chức phiên xem xét lại:

1. Được thơng báo trước bằng văn bản (ví dụ trước 30 ngày) về: a. Thời gian xét xử,

b. Địa điểm xét xử, c. Nội dung xét xử,

d. Cơ sở pháp lý và thẩm quyền xét xử cho phiên xét xử, e. Các vấn đề pháp luật và tình tiết được đưa ra;

2. Thông báo xét xử phải được gửi tới người cần được thông báo trực tiếp hoặc chuyển qua bưu điện;

3. Cho phép một thời gian đủ dài (ví dụ 30 ngày) để người được gửi thơng báo có thể đưa ra ý kiến phản hồi;

4. Quyền của người bị ảnh hưởng để được cơng nhận là các bên khi có đơn bằng văn bản gửi tới cơ quan hành chính; đơn u cầu đó phải nêu tóm tắt về các tình tiết để một người được công nhận;

5. Người tiến hành buổi xem xét hoặc tham gia vào việc đưa ra một quyết định (hoặc một quyết định sơ thẩm) phải khách quan và có thể không phải chịu trách nhiệm trước hoặc chịu sự giám sát hoặc chỉ dẫn của bất kỳ cán bộ, nhân viên, hay đại lý nào tham gia vào quá trình điều tra hay truy tố của cơ quan hành chính.

6. Cán bộ tiến hành buổi xem xét sẽ có quyền: a. thực hiện việc tuyên thệ và xác nhận;

b. Ký và đưa ra giấy triệu tập đến toà;

d. Quy định việc tổ chức phiên xét xử, bao gồm xác định ngày giờ cho các buổi xét xử sau này, ấn định thời gian để các bên trình các bản báo cáo, bằng chứng, v.v.;

e. Xét xử và xử lý các kiến nghị về việc thu thập thông tin đưa ra tài liệu và các vấn đề, và các kiến nghị về việc bãi miễn do cơ quan hành chính thiếu thẩm quyền xét xử, và các kiến nghị khác về thủ tục;

7. Quyền trình bằng chứng và yêu cầu các bên liên quan khác và cơ quan hành chính đưa ra các tài liệu và vấn đề liên quan đến buổi xét xử;

8. Quyền kiểm tra chéo nhân chứng; 9. Quyền trình nộp chứng cứ bác bỏ;

10. Quyền yêu cầu cơ quan hành chính đưa ra giấy triệu tập, và thực hiện nghĩa vụ của cơ quan hành chính trong việc đưa ra giấy triệu tập;

11. Để hỗn thi hành một lệnh thì phải có nghĩa vụ chứng minh;

12. Yêu cầu các phiên xét xử phải được ghi âm bằng thiết bị điện tử, và băng ghi âm đó phải được lưu như một phần của hồ sơ. Bất kỳ bên nào muốn lật lại hoặc thay đổi quyết định đầu tiên đều có quyền trả một khoản phí để có bản chép ra giấy của tất cả hoặc phần liên quan của băng ghi âm đó. Nếu cơ quan hành chính chép băng ghi âm phiên xét xử ra giấy, thì bản chép ra giấy đó sẽ trở thành một phần của hồ sơ bằng văn bản mà các bên liên quan có thể xin cấp;

13. Nếu cơ quan hành chính chủ trì phiên xét xử, thì cơ quan hành chính sẽ lập, lưu và gửi quyết định của mình tới các bên. Nếu thẩm phán luật hành chính hoặc cán bộ xét xử/nhân viên cơ quan hành chính chủ trì, thì người đó sẽ lập và lưu quyết định ban đầu, và cơ quan hành chính sẽ gửi tới các bên;

14. Quyết định, cho dù mang tính ban đầu hay cuối cùng, phải được lập thành văn bản và bao gồm:

a. liệt kê các phát hiện và kết luận về mọi vấn đề tình tiết, pháp luật và quyền tự quyết;

b. Thông tin về cách thức để cơ quan hành chính xem xét lại quyết định ban đầu hoặc để toà án xem xét lại quyết định cuối cùng;

15. Quyết định phải được cung cấp, mà khơng bị trì hỗn một cách bất hợp lý, trực tiếp cho các bên hoặc qua bưu điện tới địa chỉ của các bên cung cấp cho cơ quan hành chính, hoặc tới luật sư và các đại diện khác của các bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)