Cấu trúc hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hiện hành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 84 - 85)

- 6 tội bao gồm các tội có dấu hiệu: vi phạm với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị XPHC, vi phạm với số lượng lớn (hoặc quy mô lớn) hoặc đã bị XPHC;

13 Chỉ tính riêng tuần đấu tiên triển khai thực hiện Nghị định 15/2003 tại TPHCM, theo thống kê của Phòng

2.3.1. Cấu trúc hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hiện hành

2.3.1. Cấu trúc hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hiện hành hành

Cấu trúc của hệ thống pháp luật về XPVPHC thể hiện ở những vấn đề sau: 1) Những loại VBQPPL nào quy định về XPVPHC? 2) VBQPPL nào có hiệu lực pháp lý cao nhất? 3) VBQPPL nào quy định về vi phạm hành chính cụ thể? Mối quan hệ giữa các loại VBQPPL này như thế nào?

Hiện nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về XPVPHC thể hiện cấu trúc như sau:

Thứ nhất, hệ thống VBQPPL về XPVPHC không tập trung mà rải rác ở nhiều

văn bản: luật của Quốc hội, pháp lệnh của UBTVQH, nghị định, nghị quyết của Chính phủ, thơng tư, quyết định của bộ và cơ quan ngang bộ.

Thứ hai, VBQPPL quan trọng nhất về XPVPHC khơng phải là luật mà ở hình

thức pháp lệnh (được duy trì từ năm 1989 đến nay). Pháp lệnh XLVPHC 2002 là văn bản quan trọng nhất vì nó quy định những vấn đề cơ bản nhất có tính ngun tắc, tạo khung pháp lý cho hệ thống pháp luật về XPVPHC. Một đặc điểm nữa là Pháp lệnh XLVPHC 2002 quy định cả vấn đề XPVPHC và các biện pháp hành chính khác. Sở dĩ văn bản này tồn tại ở dạng pháp lệnh vì ở thời điểm PLXPVPHC 1989 được ban hành, Nhà nước chủ trương pháp điển hóa pháp luật về XPVPHC tức là từ văn bản của Chính phủ nâng lên thành văn bản của Hội đồng Nhà nước (nay là UBTVQH) - có hiệu lực pháp lý cao hơn; nhưng do vấn đề về XPVPHC còn khá mới mẻ nên Quốc hội quyết định giao cho Hội đồng Nhà nước ban hành dưới hình thức pháp lệnh. Việc này phù hợp với tinh thần của Điều 21 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996, quy định “Pháp lệnh quy định về những vấn đề

được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành thành luật”. Điều 12 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 cũng quy định tương tự: “Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành luật”.

Thứ ba, một số luật hay pháp lệnh khác (số lượng khơng nhiều) cũng có quy

định về XPVPHC nhưng vấn đề XPVPHC chỉ là một phần của văn bản. Việc quy định theo cách thức như vậy cũng đáng lưu tâm vì trong cùng một văn bản quy định về một lĩnh vực thì đồng thời cũng quy định về vấn đề XPVPHC trong lĩnh vực đó. Có thể lý giải cách làm này nhằm đảm bảo thuận tiện cho việc xây dựng và áp dụng pháp luật – tức là khi xây dựng một luật về một vấn đề thì kèm theo cả các chế tài hành chính đối với các VPHC. Tuy nhiên, đây không phải là hiện tượng phổ biến15.

Thứ tư, VBQPPL nhằm hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh

XLVPHC là các nghị định của Chính phủ. Các nghị định này có hai loại: loại hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành một số vấn đề của Pháp lệnh; và loại quy định về XPVPHC trong các lĩnh vực quản lý nhà nước (và loại này có số lượng văn bản lớn nhất tạo nên sự “đồ sộ” của hệ thống pháp luật về XPVPHC với việc quy định hàng chục nghìn vi phạm hành chính, các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể). Các văn bản này được xây dựng sau Pháp lệnh nhưng ở những thời điểm khác nhau và cũng thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, thay thế16

.

Thứ năm, VBQPPL nhằm hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh

XLVPHC và các nghị định là các thông tư, quyết định của các bộ và cơ quan ngang bộ17.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)