- 6 tội bao gồm các tội có dấu hiệu: vi phạm với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị XPHC, vi phạm với số lượng lớn (hoặc quy mô lớn) hoặc đã bị XPHC;
1.3. Sơ lƣợc quá trình phát triển của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính ở nƣớc ta
1.3.1. Giai đoạn 1945 - 1975
Ngay từ khi giành được chính quyền, Nhà nước cơng nơng non trẻ của chúng ta đã chú ý ngay đến việc ban hành luật pháp để quản lý và điều hành xã hội, đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng, trong đó có các văn bản về XPVPHC.
Sắc lệnh số 131/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành ngày 20/07/1946 quy định việc truy tầm các sự phạm pháp, trong đó có các hành vi vi cảnh, để xử lý theo pháp
luật, là ví dụ về một trong những văn bản được ban hành trong giai đoạn này. Tiếp đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về XPVPHC được Nhà nước ta ban hành dưới các hình thức văn bản khác nhau trong đó quy định về XPVPHC đã lần lượt xuất hiện nhằm đáp ứng và phục vụ kịp thời các nhiệm vụ cách mạng. Các văn bản như Sắc lệnh số 205/SL ngày 18/08/1958 của Chính phủ VNDCCH về trục xuất ngoại kiều; Pháp lệnh quy định cấm nấu rượu trái phép ngày 13/10/1966 của Ủy ban thường vụ Quốc hội… quy định các hình thức, biện pháp, mức xử phạt đối với các hành vi VPHC trong các lĩnh vực cụ thể đó.
Trong giai đoạn 1945-1975, pháp luật về XPVPHC có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, xuất phát từ đặc điểm lịch sử kinh tế xã hội của đất nước đang trong
hoàn cảnh chiến tranh, nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, các văn bản pháp luật về XPVPHC thể hiện nét đặc trưng điển hình là mang tính mệnh lệnh hành chính, nghiêm khắc và có tính cưỡng chế cao. Tuy nhiên, văn bản được ban hành ít, tản mạn và đặc biệt là chưa có văn bản quy phạm nào quy định tập trung thống nhất những vấn đề có tính ngun tắc cơ bản của XPVPHC.
Thứ hai, các văn bản quy định về XPHC trong giai đoạn này còn thể hiện tính
đơn giản, phạm vi quy định hẹp. Từ những hành vi phạm pháp vi cảnh mà trước đây quan niệm đó là các “tội hình sự nhỏ” đến một số hành vi khác như vi phạm về giao thông đường biển, đường bộ… đã thể hiện quan niệm tiến bộ dần trong công tác xây dựng pháp luật về XPVPHC.
1.3.2. Giai đoạn 1975 - 1986
Nghị quyết của Hội đồng nhà nước ngày 30/10/1982 đã thống nhất áp dụng pháp luật trong cả nước sau khi tiến hành cơng tác tổng rà sốt, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật. Trong lĩnh vực XPVPHC, các văn bản pháp luật quy định về XPVPHC đã được ban hành nhiều hơn nhằm đáp ứng yêu cầu phòng và chống VPHC trong giai đoạn kinh tế đơn thuần trong giai đoạn hịa bình. Văn bản điển hình trong giai đoạn này là Nghị định số 143/CP ngày 27/05/1977 ban hành Điều lệ
xử phạt vi cảnh. Nghị định này được hướng dẫn thi hành bằng Thông tư số 03-TT-
BNV ngày 21/06/1977 của Bộ Nội vụ. Một văn tiêu biểu khác là Nghị định số 46/HĐBT ngày 10/05/1983 của Hội đồng Bộ trưởng quy định việc xử lý hành chính đối với các hành vi buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép (01 văn bản hướng dẫn là Thông tư liên bộ số 01-TT/LB ngày 25/01/1984 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính).
Theo Quy định của Điều lệ xử phạt vi cảnh được ban hành kèm theo Nghị định số 143/CP ngày 27/05/1977 thì tất cả những hành vi xâm phạm đến TTATXH mà có tính chất đơn giản, rõ ràng và hậu quả không nghiêm trọng, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác là phạm pháp vi cảnh. Hình thức xử phạt vi cảnh gồm 4 loại: cảnh cáo; phạt tiền từ 01 đến
10 đồng; phạt lao động cơng ích từ 01 đến 03 ngày; phạt giam từ 01 đến 03 ngày.
Nghị định quy định việc tịch thu phương tiện dùng vào việc vi phạm tùy theo tính chất, mức độ của vi phạm; quy định về thẩm quyền xử phạt: lực lượng cơng an có tẩm quyền áp dụng tất cả các hình thức xử phạt; cán bộ có thẩm quyền của các ngành Kiểm lâm, Thủy sản, Thương nghiệp y tế, Giao thông vận tải… có thẩm quyền áp dụng hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền.