D. Các Yêu cầu về Thủ tục để yêu cầu Cơ quan Hành chính kiểm tra lại một quyết định ban đầu nhƣ là một Quyền:
43 Vấn đề đặt ra không phải là hạn chế việc ban hành các văn bản dưới luật mà vấn đề là quyền lập quy nên
3.3.4. Xác định rõ khái niệm “vi phạm hành chính”, “xử phạt vi phạm hành chính”
nhiệm hành chính cụ thể khơng được quy định trong Luật XPVPHC mà ở chủ yếu ở các luật, pháp lệnh chuyên ngành. Cách thức làm luật này phổ biến trên thế giới nhưng khá xa lạ ở Việt Nam. Điều này đặt ra cần giải quyết mối quan hệ giữa Luật XPVPHC và các các luật chuyên ngành.
Các luật chuyên ngành (ví dụ Luật Hải quan, Luật Cạnh tranh, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giáo dục…) quy định chuyên sâu về lĩnh vực quản lý nhà nước đó. Nhưng trong lĩnh vực XPVPHC, Luật XPVPHC là luật chuyên ngành có giá trị pháp lý cao nhất. Vì vậy, các luật chuyên ngành về một lĩnh vực quản lý nhà
nước quy định về XPVPHC dù ban hành trước hay sau Luật XPVPHC cũng không được trái với Luật XPVPHC và nếu trái thì ưu tiên áp dụng Luật XPVPHC. Đó là
giải pháp để giải quyết các “xung đột pháp luật” trong hệ thống pháp luật quốc gia. Vấn đề này cần được quy định rõ ràng, đầy đủ trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, cách thức giải quyết của Luật Ban hành văn bản pháp luật 2008 không hợp lý khi quy định tại Điều 83 về áp dụng văn bản quy phạm pháp luật: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban
hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau”. Theo tinh thần điều luật này thì nếu một luật chuyên
ngành ban hành sau Luật XPVPHC có quy định về XPVPHC trong một lĩnh vực cụ thể trái với Luật XPVPHC thì sẽ áp dụng luật chun ngành đó. Điều này là bất hợp lý và phải sửa đổi.
Luật XPVPHC sẽ quy định một khuôn khổ pháp lý về XPVPHC và dựa trên cơ sở đó, các luật chuyên ngành quy định những VPHC và các biện pháp trách nhiệm hành chính cụ thể. Vấn đề cần phải giải quyết là phải tạo ra một khuôn khổ pháp lý hợp lý, không quá “rộng” cũng không quá “chật”. Luật XPVPHC cần chia nhỏ các lĩnh vực quản lý nhà nước và xếp theo những nhóm tương đồng, mỗi nhóm được áp dụng các biện pháp trách nhiệm hành chính nào và trong định khung tối thiểu và tối đa. Thực tế đã cho thấy, mỗi lĩnh vực quản lý nhà nước đều có đặc thù riêng và cần có cách xử lý riêng. Pháp lệnh XLVPHC hiện hành mới chỉ quy định mức phạt tiền tối đa đối với nhóm lĩnh vực quản lý nhà nước và việc chia nhóm vẫn chưa cụ thể.
3.3.4. Xác định rõ khái niệm “vi phạm hành chính”, “xử phạt vi phạm hành chính” chính”
Cần quy định rõ khái niệm “vi phạm hành chính” và “xử phạt vi phạm hành chính” trong Luật XPVPHC. Điều đó khơng chỉ giúp Luật XPVPHC dễ hiểu hơn mà quan trọng là thể hiện một triết lý lập pháp mới về XPVPHC.
Có thể định nghĩa như sau:
- Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, có lỗi do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự nhà nước và xã hội, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính.
- Xử phạt vi phạm hành chính là việc các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính (gồm các hình thức xử phạt vi phạm hành chính; các biện pháp khắc phục hậu quả; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính) đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính nhằm đảm bảo trật tự và kỷ luật trong quản lý nhà nước.