Mục đích xây dựng pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo ở Việt Nam (Trang 29 - 30)

năng lượng tái tạo

Thứ nhất, là hoạt động thể hiện tính quyền lực của Nhà nước. Tính quyền

lực không chỉ thể hiện ở việc tiến hành bởi Nhà nước mà cụ thể là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mà cịn thể hiện ở mục đích tiến hành. Pháp luật là sự thể hiện ý chỉ của nhân dân lên thành pháp luật, là một trong những công cụ để nhà nước thực hiện chức năng quản lý.

Thứ hai, xây dựng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo, thể hiện

thông qua việc nhận thức các quy luật vận động, phát triển của các quan hệ xã hội về năng lượng sạch và năng lượng tái tạo từ đó tạo ra các quy định pháp luật nhằm điều chỉnh chúng cho phù hợp với lợi ích của nhà nước và xã hội. Trong quá trình xây dựng địi hỏi nhà làm luật phải dự liệu trước cả những điều kiện, bối cảnh có thể xảy ra trong tương lai để có thể đặt ra các quy định của pháp luật đảm bảo phát triển ổn định lâu dài của đất nước.

Thứ ba, xây dựng pháp luật mang tính tổ chức rất chặt chẽ được diễn ra

theo những quy trình nhất định. Nhà nước có những quy định cụ thể trong pháp luật về thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục để tiến hành các hoạt động này.

1.2.3. Mục đích xây dựng pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo năng lượng tái tạo

Thứ nhất, nhằm điều tiết những vấn đề thực tiễn liên quan đến năng lượng

sạch và năng lượng tái tạo. Sự phát triển đa dạng, đa chiều với những mối quan hệ phức tạp, nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến phát triển năng lượng đang đặt ra cho Nhà nước những vấn đề thực tiễn cần phải giải quyết trong quá trình quản lý, điều hành.

Thứ hai, nhằm thể chế hóa và bảo đảm thực hiện các chính sách phát triển

năng lượng của Nhà nước. Pháp luật là biểu hiện hoạt động của các chính sách. Pháp luật được ban hành có thể đưa ra các biện pháp gián tiếp, thông qua việc tạo ra hành lang pháp lý mà trong phạm vi đó, từng cá nhân đóng vai trò là động lực. Tuy nhiên, cần lưu ý là phát triển thơi chưa đủ mà cịn cần phải phát triển bền vững. Phát

triển bền vững đòi hỏi khi đưa ra các biện pháp quản lý, nhà quản lý phải tính đến việc bảo vệ mơi trường. Bằng pháp luật, chính quyền địa phương đưa ra các biện pháp thu hút đầu tư, khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp, các cơ chế thực thi hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo ở Việt Nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)