Định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo ở Việt Nam (Trang 92 - 94)

VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG SẠCH VÀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM

3.1.3. Định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo

sách giảm đầu tư và phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hoá thạch. Điều này sẽ làm giảm lượng năng lượng từ nguồn hoá thạch cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng lượng năng lượng tiêu thụ của Việt Nam. Có như vậy chúng ta mới thực sự đạt được mục tiêu phát triển xanh, sạch và bền vững.

3.1.3. Định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo lượng sạch và năng lượng tái tạo

3.1.3.1. Đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật

Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước cần có chính sách, những quy định pháp luật cụ thể để vừa đảm bảo sự quyền tự do kinh doanh, nâng cao tính độc lập, tự chủ của các nhà đầu tư. Hoạt động phát triển năng lượng chịu sự điều chỉnh của nhiều Luật khác nhau, chính vì vậy khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo không chỉ căn cứ vào Luật chuyên ngành mà còn căn cứ vào các Luật khác có liên quan nhằm đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

3.1.3.2. Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, xã hội

Nhà nước cần khuyến khích đầu tư phát triển nhà máy phát điện từ nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo nối lưới khả thi về kinh tế. Thực hiện hỗ trợ trên cơ sở cạnh tranh, đảm bảo nguồn điện có chi phí hợp lý được huy động vào hệ thống và phát triển các công nghệ năng lượng sạch và năng lượng tái tạo cho mục

đích dài hạn. Trong đó, hướng ưu tiên phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo trong giai đoạn tới của Việt Nam nên tập trung vào phát triển thuỷ điện nhỏ,

điện gió, sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp, rác thải để phát điện, sử dụng năng

lượng để cấp nhiệt, sấy nơng sản, lọc nước sạch, phát triển các hầm khí sinh vật để đun nấu tại nông thôn.

Bên cạnh đó, khuyến khích, hỗ trợ phát triển một số loại hình cơng nghệ năng lượng sạch và năng lượng tái tạo hiện chưa khả thi về mặt kinh tế, trên cơ sở thí điểm có chọn lọc nhằm đánh giá khả năng khai thác, hồn thiện cơng nghệ, định

hình thị trường và phát triển nguồn lực. Hiện nay các dự án phát triển năng lượng

sạch và năng lượng tái tạo ở Việt Nam đều phải nhập thiết bị từ các nước khác trên thế giới mà chưa thể tự sản xuất trong nước. Bất cứ thành công về công nghệ nào cũng đều phải có sự nghiên cứu, áp dụng linh hoạt vào trong đời sống thực tiễn của mỗi quốc gia. Vì vậy, đây là mục tiêu căn bản, cũng là lâu dài đối với một nước đi lên từ nông nghiệp như ở Việt Nam. Song song với việc nhập khẩu trang thiết bị, thì nhà nước cũng cần có chính sách đào tạo nguồn nhân lực để theo kịp tiến trình phát triển khoa học kỹ thuật trên thế giới, để dần dần ứng dụng và sản xuất trong nước có hiệu quả.

Hiện nay, nước ta đang nỗ lực xây dựng cơ chế chính sách theo nhiều hướng tiếp cận như sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, đa dạng hoá các nguồn năng lượng và áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến và thân thiện với mơi trường. Do đó, để có thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng của một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, một trong những vấn đề then chốt là cần làm chủ công nghệ để từng bước nội địa hố cơng nghệ, thiết bị, tránh phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu. Cho đến nay ở nước ta vẫn chưa có nghiên cứu hay cơ sở dữ liệu nào xác định

tiềm năng chính xác của các loại tài nguyên thiên nhiên như năng lượng gió, mặt

trời, sinh khối, địa nhiệt… Các tính tốn đưa ra chủ yếu là những dự báo lý thuyết, chứ chưa có những nghiên cứu, tính tốn cụ thể về tiềm năng kỹ thuật để có thể triển khai đầu tư một cách hiệu quả, bền vững.

3.1.3.3. Chính sách pháp luật phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường

Khai thác sử dụng các loại năng lượng sạch và năng lượng tái tạo thay thế cho nhiên liệu hoá thạch vừa là một yêu cầu khách quan (do cạn kiệt) nhưng vừa là một yêu cầu cấp thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu, để bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất.

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng của Việt Nam ngày một gia tăng, khả năng cung cấp các nguồn năng lượng nội địa hạn chế. Trong khi tiềm năng nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo của Việt Nam rất lớn, kèm theo nhu cầu sử dụng điện và nhiệt cho sản xuất rất cao thì việc xem xét khai thác nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo sẵn có cho sản xuất điện là rất khả thi cả về công nghệ lẫn hiệu quả kinh tế và môi trường. Phát triển nguồn năng lượng sạch thay thế cho

nguồn năng lượng hoá thạch, tăng cường sử dụng hiệu quả năng lượng trong sản

xuất và tiêu dùng chính là chìa khố giải quyết bài tốn ơ nhiễm môi trường, tiết kiệm được nguồn ngoại tệ đầu tư xây dựng các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, cũng như giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, đảm bảo an ninh lương thực và hướng đến nền kinh tế các-bon thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo ở Việt Nam (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)