Giải pháp phát triển thị trường điện cạnh tran hở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo ở Việt Nam (Trang 101 - 102)

VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG SẠCH VÀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM

3.2.7. Giải pháp phát triển thị trường điện cạnh tran hở Việt Nam

Một là, xây dựng ban hành cơ chế đầu thầu cạnh tranh lựa chọn nhà đầu tư

nguồn điện sạch. Giá năng lượng sạch (FiT) là giá thấp nhất trong số các đơn vị

chào thầu cho mỗi dự án. Cơ chế này cần công khai, minh bạch và bình đẳng, thu

hút số lượng đủ lớn các đơn vị chào thầu để đảm bảo giá FiT được xác định qua

cạnh tranh hợp lý, đáp ứng các kỳ vọng về cơ hội và rủi ro của nhà đầu tư, phản ánh được kịp thời diễn biến giá thành của năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

Hai là, cải tiến thiết kế thị trường điện, nghiên cứu cơ chế tích hợp và tham

gia thị trường điện của các nguồn điện sạch và tái tạo.

Ba là, cải tiến cơ chế hợp đồng, cơ chế giá của năng lượng sạch và năng

lượng tái tạo theo hướng thị trường, tương thích với thị trường điện.

Bốn là, hồn thiện các tiêu chuẩn, kỹ thuật đấu nối lưới điện của các nguồn

Năm là, đẩy mạnh hiện đại hóa, tự động hóa và xây dựng lưới điện thơng

minh theo lộ trình.

Sáu là, xây dựng cơ chế và thiết lập hệ thống cấp chứng chỉ và giao dịch

chứng chỉ năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

Bảy là, xây dựng cơ chế phạt nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn năng lượng

sạch và năng lượng tái tạo.

Tám là, xây dựng cổng thông tin cập nhật, tổng hợp các văn bản quy phạm

pháp luật về năng lượng sạch và năng lượng tái tạo nhằm hỗ trợ nhà đầu tư, các đơn vị thuận lợi trong quá trình đầu tư, thực hiện các nghĩa vụ về năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

Cuối cùng, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường năng lượng cạnh tranh,

nâng cao hiệu lực giám sát của nhà nước đối với độc quyền tự nhiên theo hướng: + Tiếp tục tái cơ cấu toàn diện EVN theo kế hoạch, đặc biệt quan tâm đến tái cấu trúc quản trị công ty theo thông lệ bao gồm cả vấn đề đại diện chủ sở hữu nhà nước trên nguyên tắc tách bạch giữa chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước đối với EVN. Theo lĩnh vực hoạt động, về lâu dài cần chuyển các doanh nghiệp phát điện, phân phối điện thành các doanh nghiệp độc lập, từng bước cổ phần hóa, chỉ giữ lại truyền tải điện và một số doanh nghiệp quản lý và kinh doanh truyền tải điện theo cơ chế cơng ích; bảo đảm tất cả các nhà đầu tư đều có quyền tiếp cận cơng bằng đến hệ thống truyền tải điện quốc gia.

+ Tiếp tục nâng cao tính độc lập của Cục điều tiết điện lực, Cục quản lý cạnh tranh từ Bộ Công thương.

+ Hướng tới áp dụng triệt để theo cơ chế giá điện cạnh tranh, thỏa thuận theo cơ chế thị trường. Đối với các nhóm xã hội yếu thế, nhà nước thực hiện trợ cấp trực tiếp trong giới hạn tiêu dùng tối thiểu phù hợp với điều kiện thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo ở Việt Nam (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)