Các yếu tố đảm bảo xây dựng pháp luật một cách có hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo ở Việt Nam (Trang 104 - 108)

VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG SẠCH VÀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM

3.2.9. Các yếu tố đảm bảo xây dựng pháp luật một cách có hiệu quả

3.2.9.1. Năng lực đội ngũ cán bộ xây dựng pháp luật

Thực tế chứng minh, hiệu quả của hoạt động xây dựng pháp luật phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố, những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xây dựng pháp luật nói chung đó là: Chất lượng đội ngũ cán bộ xây dựng pháp luật mà trước hết là trình độ chun mơn, phẩm chất đạo

đức, năng lực, tinh thần trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ xây dựng pháp

luật. Nhận thức của chủ thể hoạt động xây dựng pháp luật về tầm quan trọng, sự cần thiết của văn bản pháp luật cần xây dựng, ban hành. Sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ sẽ quy định thái độ tích cực hay tiêu cực vào hoạt động xây dựng pháp luật.

3.2.9.2. Xuất phát từ ý thức xây dựng và tuân thủ pháp luật của người dân

Để xây dựng pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo có hiệu quả thì chúng ta phải phối hợp sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó giải pháp phát triển con người phải là trọng tâm, từ đó làm căn cứ để triển khai các giải pháp khác. Khi con người có ý thức tốt về các vấn đề mơi trường, tận tâm, thiện chí từ đó biểu đạt sự tự giác qua hành vi, sẽ đem lại được hiệu quả cao nhất.

Kết luận chương 3

Xây dựng pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo là vấn đề cấp thiết hiện nay. Để có được những quy định pháp lý chuẩn mực điều

chỉnh được hết các quan hệ phát sinh khi giải quyết các vấn đề liên quan đến phát

triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo địi hỏi chúng ta khơng những nghiên cứu, đánh giá hệ thống quy phạm pháp luật về khai thác tài nguyên thiên nhiên, bảo

vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu nói chung ở Việt Nam mà cịn phải nghiên

cứu, tìm hiểu và học tập kinh nghiệm lập pháp của các nước trên thế giới. Việc xây dựng quy chế áp dụng đối với phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo cho

thấy sự tiếp cận của Việt Nam đối với thông lệ quốc tế về vấn đề năng lượng sạch

các quy định về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo vẫn cịn nhiều thiếu sót, nhiều bất cập và chưa đủ cần phải nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện. Những giải pháp đưa ra trong luận văn chỉ là kết quả của bước đầu nghiên cứu,

những giải pháp đó là chưa đủ để hồn thiện các chế định pháp lý đặc thù về phát

triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo. Trong giới hạn nhất định những kết quả

nghiên cứu về chính sách các nước trên thế giới và các giải pháp đã đưa ra trong

luận văn này là tài liệu mang tính chất tham khảo hết sức có ý nghĩa trong việc vận dụng vào xây dựng pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

KẾT LUẬN

Năng lượng có vai trị rất lớn trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, ngày nay nguồn năng lượng đang dần bị cạn kiệt, trong quá trình khai thác và sử dụng cũng đã gây ra ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. Thấy rõ tác động tiêu cực do khai thác các nguồn năng lượng hóa thạch gây ra và xu thế toàn cầu thay đổi cơ cấu nguồn năng lượng sạch hơn. Nhiều thập kỷ qua Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương, đường lối chuyển dần từ năng lượng hóa thạch truyền thống sang sử dụng năng lượng sạch và năng lượng tái tạo nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng và thân thiện với môi trường. Các chính sách, chiến lược, quy hoạch được triển khai và bước đầu đem lại những hiệu quả nhất định trong việc khuyến khích sử dụng và phát triển nguồn năng lượng mới. Dù vậy, điều đó là chưa đủ để thay đổi nhận thức của người dân và thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư vào phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo. Tiến tới nền kinh tế xanh, phát triển bền vững, bảo vệ khí hậu Trái đất thì việc nghiên cứu và xây dựng pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo ở Việt Nam là yêu cầu cần thiết. Điều này củng cố cấu trúc cơ bản về hành lang pháp lý, mơi trường đầu tư thơng thống, cơng bằng và minh bạch.

Trên cơ sở tìm hiểu khái quát về thị trường năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, bao gồm sự cần thiết, tổng quan chung về các dạng năng lượng mới, chiến lược phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo của một số nước trên thế giới. Tác giả đã phân tích các nội dung cơ bản về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo dưới góc độ pháp lý, đi từ lý luận đến thực tiễn áp dụng trên

thực tế để đánh giá được những thuận lợi, khó khăn, tồn tại và sự thiếu đồng bộ

của các chính sách, hệ thống pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo thời gian qua. Đánh giá vai trò quan trọng của việc xây dựng pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, cam kết và hành động

công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo ở nước ta.

Ngoài ra, luận văn cũng nhấn mạnh một trong những nội dung quan trọng về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo trước yêu cầu của biến đổi khí hậu. Những diễn biến bất thường của thời tiết như nước biển dâng, bão, lũ lụt, hạn hán... diễn ra thường xuyên và tần xuất ngày càng nhiều hơn ở các tỉnh Miền Trung và Miền Nam là minh chứng cụ thể. Đồng thời có những luận điểm chứng tỏ Việt Nam đã và đang chủ động phát huy nội lực, kêu gọi hỗ trợ của quốc tế để tiến hành các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nền kinh tế các-bon thấp theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững, tích cực cùng cộng đồng quốc tế phấn đấu thực hiện mục tiêu của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và giữ nhiệt độ trung bình Trái đất dưới 2oC vào cuối thế kỷ này.

Để xây dựng pháp luật có hiệu quả cần nhất vẫn là sự đồng thuận của người dân. Xây dựng pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo chính là bảo vệ mơi trường sống của chúng ta, do vậy việc bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của sự phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội

của từng ngành và từng địa phương. Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ

của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người dân, là tiêu chí quan trọng của một xã hội văn minh. Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu với mơi trường là chính, kết hợp với xử lý vi phạm gây ơ nhiễm, khắc phục suy thối, cải thiện mơi trường và bảo tồn thiên nhiên, kết hợp giữa sự đầu tư của Nhà nước với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội, kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp phòng chống. Đồng thời, hiện thực các cam kết, công ước quốc tế về bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu mà Việt Nam đã tham gia, cần có hành động cụ thể và giải pháp mang tính pháp lý, đem lại hiệu quả thiết thực nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo ở Việt Nam (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)