lượng sạch và năng lượng tái tạo
Để có thể thực hiện hiệu quả pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo trên thực tiễn thì điều quan trọng là phải xác định được tại sao pháp luật về năng lượng được quy định nhiều như vậy mà thực thi vẫn chưa hiệu quả. Vấn đề chính ở đây là cần xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể và xử lý nghiêm, chặt chẽ khi các chủ thể này không tuân thủ hoặc thực hiện không đúng.
Liên quan đến vấn đề năng lượng chúng ta thấy các văn bản Luật sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010, Luật đất đai năm 2013, Luật bảo vệ môi
trường năm 2014... quy định rất rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong việc phát triển năng lượng và bảo vệ môi trường cũng như trách nhiệm của các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, nhưng thực tiễn lại không hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác ngày càng cạn kiệt, môi trường ngày càng bị ơ nhiễm, suy thối,… Trong khi đó chúng ta lại chưa xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về phát triển năng lượng sạch và tác động tiêu cực đến môi trường của các tổ chức, cá nhân. Ví dụ: Bộ luật Hình sự quy định về tội gây ô nhiễm môi trường từ Bộ luật Hình sự 1999 đến Bộ luật Hình sự năm 2015 nhưng chưa một cá nhân nào bị xét xử về hành vi này. Hơn nữa, các cơ quan nhà nước được giao trách nhiệm quản lý về năng lượng sạch và năng lượng tái tạo thì thực hiện khơng hiệu quả, khi quản lý khơng được thì các cơ quan, cá nhân này lại bị xử lý rất nhẹ hoặc không bị xử lý trách nhiệm. Do vậy trong bối cảnh hiện nay xây dựng pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo cần phải chú ý đến xử lý trách nhiệm của các chủ thể quản lý, tổ chức hay cá nhân vi phạm về vấn đề này.