Xuất phát từ yêu cầu thực thi các cam kết, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo ở Việt Nam (Trang 31 - 33)

Việt Nam là thành viên

Việt Nam đã chủ động tích cực hội nhập quốc tế, tham gia nhiều cơng ước

và thỏa thuận quốc tế liên quan đến phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái

tạo, giảm phát thải khí nhà kính, giảm ơ nhiễm mơi trường, như:

Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (ở Rio de Janeiro, Braxin), tháng 6/1992. Trong đó nêu rõ sử dụng tài nguyên cần thiết để đạt tới sự phát triển lâu bền, tiêu thụ năng lượng cần được tăng tính đến những khả năng đạt tới hiệu suất năng lượng lớn hơn và kiểm sốt sự phát thải khí nhà kính thơng qua việc áp dụng các cơng nghệ mới có lợi về kinh tế và xã hội.

Việt Nam đã ký Nghị định thư Kyoto vào ngày 03/12/1998 và phê chuẩn vào ngày 25/9/2002. Trong đó có thỏa thuận: "Nghiên cứu và đẩy mạnh, phát triển và tăng cường sử dụng các dạng năng lượng mới và tái tạo được, các công nghệ thu hồi carbon dioxide và các công nghệ tiên tiến và sáng tạo lành mạnh cho môi trường" [7].

Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu có hiệu lực từ ngày 04/11/2016 và được thực thi năm 2020 về chuyển đổi từ sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo nhằm giảm khí nhà kính, hạn chế sự gia tăng nhiệt độ Trái đất. Ngày 30/11/2015, tại Paris, tham dự phiên họp cấp cao dành cho lãnh đạo Nhà nước và

Chính phủ các quốc gia ở Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 21 Công ước khung của

Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định cam kết của Việt Nam tiếp tục cùng cộng đồng quốc tế chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu bằng những hành động cụ thể cả ở tầm quốc gia và quốc tế; nêu rõ quan điểm của Việt Nam ủng hộ, thúc đẩy tiến trình đàm phán và thơng qua Thỏa thuận khí hậu tồn cầu sau năm 2020. Thủ tướng nêu rõ:

Một là, đến năm 2020, trong điều kiện khó khăn về nguồn lực, Việt Nam

vẫn tích cực triển khai chiến lược, chương trình, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu trên nhiều lĩnh vực với các biện pháp thiết thực. Thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ trong Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto. Việt Nam sẽ đóng góp 1 triệu USD vào Quỹ Khí hậu xanh trong giai đoạn 2016 - 2020.

Hai là, đối với giai đoạn sau năm 2020, mặc dù là một nước đang phát triển

cịn nhiều khó khăn, chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam vẫn cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và có thể giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam sẽ xem xét định kỳ, điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế.

Về các giải pháp mà Việt Nam sẽ thực hiện, bao gồm: Trong lĩnh vực năng lượng vốn được coi là nguồn phát thải chính, các biện pháp của Việt Nam tập trung

vào việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo. Trong giao thông, Việt Nam hướng đến việc tăng sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân tại các thành phố lớn, chuyển đổi sử dụng các loại nhiên liệu ít phát thải như là sử dụng các loại nhiên liệu mới, xăng

sinh học. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, Việt Nam xây dựng những phương án tăng

khả năng hấp thụ của rừng thông qua việc bảo tồn rừng bền vững, trồng rừng ngập

mặn ở ven biển để làm tăng bể chứa các-bon; đồng thời cũng làm tăng khả năng

phòng chống thiên tai khi xảy ra bão và lũ lụt ở các vùng cửa sông và ven biển. Tại COP 22 (ở Marrakech, Ma-rốc), Việt Nam một lần nữa cam kết sẽ tiếp tục cùng các bên thảo luận những vấn đề liên quan đến việc triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris, Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto và đưa ra nhiều kế hoạch chi tiết để triển khai thỏa thuận tại COP 21 đến năm 2030 như: tích cực triển khai k ế hoạch hành động thực hiện Thỏa thuận Paris, các kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược biến đổi khí hậu và Chiến lược Tăng trưởng xanh, Chiến lược Năng lượng tái tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo ở Việt Nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)