Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo ở Việt Nam (Trang 94 - 96)

VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG SẠCH VÀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM

3.2.1. Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo

cho nhiên liệu hoá thạch vừa là một yêu cầu khách quan (do cạn kiệt) nhưng vừa là một yêu cầu cấp thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu, để bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất.

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng của Việt Nam ngày một gia tăng, khả năng cung cấp các nguồn năng lượng nội địa hạn chế. Trong khi tiềm năng nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo của Việt Nam rất lớn, kèm theo nhu cầu sử dụng điện và nhiệt cho sản xuất rất cao thì việc xem xét khai thác nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo sẵn có cho sản xuất điện là rất khả thi cả về công nghệ lẫn hiệu quả kinh tế và môi trường. Phát triển nguồn năng lượng sạch thay thế cho

nguồn năng lượng hoá thạch, tăng cường sử dụng hiệu quả năng lượng trong sản

xuất và tiêu dùng chính là chìa khố giải quyết bài tốn ơ nhiễm mơi trường, tiết kiệm được nguồn ngoại tệ đầu tư xây dựng các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, cũng như giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, đảm bảo an ninh lương thực và hướng đến nền kinh tế các-bon thấp.

3.2. Giải pháp xây dựng pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo ở Việt Nam năng lượng tái tạo ở Việt Nam

3.2.1. Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo và năng lượng tái tạo

Một là, tiến hành ngay nhiệm vụ điều tra cơ bản đánh giá chính xác tiềm năng tất cả các nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, trước mắt ưu tiên cho những nguồn có tiềm năng lớn, tính khả thi cao như năng lượng gió, mặt trời, sinh khối từ đó vạch ra chiến lược và sách lược khai thác có hiệu quả các dạng năng lượng này, kể cả nối lưới và không nối lưới.

Hai là, sớm điều chỉnh và lập quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng

quốc gia phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời gắn liền với việc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, các tiêu chuẩn chuyên ngành liên quan đến công tác thiết kế, vận hành các nguồn điện năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; tiêu chuẩn đấu nối lưới điện; các tiêu chuẩn kỹ thuật các thiết bị được phép tham gia vào phát điện và truyền tải điện từ nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

Ba là, hồn thiện chính sách thuế bảo vệ mơi trường nhằm khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác nguồn năng lượng sạch, sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường với mức thuế suất ưu đãi kèm theo việc miễn, giảm thuế có thời hạn. Biểu khung thuế suất thuế tài nguyên cũng cần thu hẹp biên độ, trong đó tăng mức thuế suất sàn đối với các nhóm tài ngun khơng tái tạo, giảm thuế suất trần đối với các tài nguyên tái tạo nhằm đảm bảo khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên.

Bốn là, bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch và ban hành giá phát thải khí CO2

trên cơ sở các tổ chức, cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch cho mục đích năng lượng phải trả phí phát thải để đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

Năm là, phát huy hiệu quả Luật bảo vệ môi trường, Luật Thuế bảo vệ môi

trường, Luật điện lực, Luật đầu tư, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tránh sự chồng chéo về thủ tục từ đó giảm bớt thời gian và chi phí cho nhà đầu tư. Đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước cũng chủ động hơn khi xem xét các dự án phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

Sáu là, sớm ban hành cơ chế thanh toán bù trừ (Net Metering) nhằm giải quyết các vướng mắc tại một số dự án điện mặt trời đã, sẽ đưa vào vận hành và khuyến khích phát triển nhanh nguồn điện mặt trời tại các hộ gia đình, văn phịng, các trung tâm thương mại, các nhà cao tầng, các vùng sâu, vùng xa, các hải đảo.

Bảy là, cần phát huy có hiệu quả chính sách điện lối lưới công bằng và

năng lượng tái tạo, quy định giá mua và giá bán hợp lý, có hợp đồng dài hạn thì đảm bảo sẽ có rất nhiều hộ sẽ lắp đặt các hệ điện mặt trời. Nhờ vậy mà EVN sẽ giảm được đầu tư hàng năm rất đáng kể để phát triển mạng điện.

Tám là, sớm có quy định, hướng dẫn cụ thể về việc tính tốn, xác lập các

tình huống xả đập, vỡ đập thủy điện vào trong phương án phịng chống lũ lụt vùng

hạ du đập. Bởi cơng tác kiểm soát việc xả nước hồ thủy điện chưa được chặt chẽ.

Tháng 11/2017 vừa qua tại các tỉnh Miền Trung là ví dụ điển hình cho cơng tác quản lý đập thủy điện, việc xả nước khơng theo kế hoạch, khơng có phương án hỗ trợ dân đã gây ngập úng để lại những hậu quả nặng nề cho vùng đất vốn dĩ cịn nhiều khó khăn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo ở Việt Nam (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)