16 Trần Văn Luyện, Phùng Thế Vắc (chủ biên) (2018), tlđd (9), tr 179-196.
2.1. Cơ sở pháp lý hình sự của định tội danh Tội cướp giật tài sản trong trường hợp có dùng vũ lực
TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ DÙNG VŨ LỰC
2.1. Cơ sở pháp lý hình sự của định tội danh Tội cướp giật tài sản trong trường hợp có dùng vũ lực trong trường hợp có dùng vũ lực
Như phân tích tại Chương 1, cơ sở pháp lý để định tội danh Tội cướp giật tài sản trong trường hợp có dùng vũ lực là BLHS năm 2015, (bao gồm cả phần chung và phần các tội phạm) và các yếu tố CTTP.
Cơ sở pháp lý của Tội cướp giật tài sản trong trường hợp có sử dụng vũ lực là quy định tại các Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 171 BLHS năm 2015. Hành vi phạm tội trong trường hợp này đòi hỏi đã cấu thành đầy đủ các dấu hiệu CTTP cơ bản được quy định tại Khoản 1, Điều 171 BLHS. Căn cứ vào quy định tại các tình tiết cấu thành tăng nặng được quy định cụ thể trong điều luật thì cùng với từng hành vi cụ thể, từng tính chất mức độ phạm tội cụ thể mà định tội danh Tội cướp giật tài sản theo từng khung hình phạt tương ứng được quy định trong Điều luật.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hành vi cướp giật tài sản, khi người phạm tội có sử dụng vũ lực để chiếm đoạt tài sản thì vấn đề định tội danh theo cấu thành định khung tăng nặng của Tội cướp giật tài sản hay vượt ra khỏi nội hàm của Tội cướp giật tài sản là một vấn đề hết sức phức tạp, có sự nhận thức và áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực tiễn hiện nay.
Việc dùng vũ lực trong Tội cướp giật tài sản khác hoàn toàn với việc dùng vũ lực trong các tội phạm khác, nhất là đối với Tội cướp tài sản. Ở Tội cướp giật tài sản người phạm tội có hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực nhưng không nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản mà nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hành vi chiếm đoạt tài
sản được nhanh chóng và với mục đích tẩu thốt. Hành vi dùng vũ lực đó khơng phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của CTTP. Do vậy, việc dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong các trường hợp này vẫn là CTTP của Tội cướp giật tài sản. Còn việc dùng vũ lực ở Tội cướp tài sản là người phạm tội sử
dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực nhằm làm tê liệt sự chống cự của nạn
nhân, có ý thức đương đầu với nạn nhân để chiếm đoạt tài sản.
Các trường hợp định tội danh khi người phạm tội có dùng vũ lực khi thực hiện hành vi cướp giật tài sản:
Định tội danh Tội cướp giật tài sản thuộc trường hợp “hành hung để
tẩu thoát”
Hành hung để tẩu thoát là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô đẩy... nhằm tẩu thoát17. Việc chống trả này chưa gây ra thương tích hoặc nếu đã gây ra thương tích khơng đáng kể. Mục đích của việc dùng vũ lực là nhằm tẩu thoát.
Trường hợp này hành vi “giật” tài sản đã được hoàn thành, việc dùng vũ lực của người phạm tội không phải để chiếm đoạt tài sản mà chỉ nhằm để tẩu thốt có thể cùng hoặc khơng cùng tài sản vừa chiếm đoạt được nên vẫn là Tội cướp giật tài sản. Việc dùng vũ lực trong trường hợp này là tình tiết tăng nặng định khung của Tội cướp giật tài sản.
Về mặt pháp lý hiện nay chưa có một khái niệm rõ ràng về hành vi “hành hung để tẩu thốt”. Tuy nhiên có thể hiểu hành vi “hành hung để tẩu thoát” là
tác động lên thân thể con người gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại hoặc có hành vi khác ngăn chặn mà tác động gây xâm hại đến tính mạng, sức khỏe con người sau khi thực hiện một tội phạm để tẩu thoát. Lỗi trong trường hợp này luôn luôn phải là lỗi cố ý.
Xuất phát từ vấn đề này, tác giả thấy rằng Thông tư số 02/2001 không quy định cụ thể nội hàm của hành hung là gì, trường hợp “hành hung để tẩu thốt” mà gây ra hậu quả thương tích có tỷ lệ dưới 11% thuộc một trong các trường hợp quy định từ Điểm a đến Điểm k Khoản 1 Điều 134 BLHS thì có bị xử lý về Tội cố ý gây thương tích hay khơng hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. Do đó, rất cần văn bản pháp lý hướng dẫn để áp dụng trong thực tiễn.
17 Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ công an, Bộ tư pháp VKSNDTC, Bộ công an, Bộ tư pháp
Định tội danh trong trường hợp chuyển hoá từ Tội cướp giật tài sản
sang Tội cướp tài sản
Về lý luận, hiện nay khơng có một định nghĩa pháp lý thế nào là chuyển hoá tội phạm. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử của Toà án vấn đề chuyển hố tội phạm được áp dụng và Tồ án hướng dẫn các trường hợp chuyển hoá tội phạm trong các văn bản dưới luật. Theo quy định của BLHS năm 2015, khi một người thực hiện hành vi phạm tội thỏa mãn đầy đủ tất cả các yếu tố CTTP được quy định trong Bộ luật thì sẽ cấu thành tội đó. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện hành vi phạm tội, có những hành vi đáp ứng CTTP của nhiều tội khác nhau, trong đó hành vi sau có tính chất, mức độ nguy hiểm cao hơn so với hành vi ban đầu, nếu xác định tội danh dựa trên hành vi ban đầu sẽ dẫn đến tội phạm và hình phạt khơng tương thích với hành vi phạm tội nên có sự chuyển hố tội phạm trong thưc tiễn xét xử.
Trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi cướp giật tài sản, nhưng chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản thì bị chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản hoặc người khác lấy lại được hoặc đang giành giật lại tài sản với người phạm tội mà người phạm tội đã dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt bằng được tài sản. Trường hợp này được coi là chuyển hoá từ Tội cướp giật tài sản sang Tội cướp tài sản18.
Trong trường hợp này tài sản vẫn đang còn nằm trong sự kiểm soát, quản lý của chủ sở hữu, để chiếm đoạt được tài sản người phạm tội phải dùng vũ lực
hoặc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc để đè bẹp ý chí kháng cự của người bị hại, ý thức của người phạm tội khơng cịn là nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh
chóng tẩu thoát mà thể hiện sự đối đầu trực tiếp với người bị hại để chiếm đoạt tài sản nên hành vi đó thoả mãn CTTP cướp tài sản. Hành vi “giật lấy” tài sản trước khi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng ngay tức khắc vũ lực được coi là diễn biến của vụ án.
Do đó, chúng ta cần xác định tính chất, mức độ và mục đích dùng vũ lực của người phạm tội khi chiếm đoạt tài sản để đánh giá đúng bản chất của hành vi phạm tội, trên cơ sở đó định tội danh Tội cướp giật tài sản hay chuyển hoá sang Tội cướp tài sản.
18 Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ công an, Bộ tư pháp VKSNDTC, Bộ công an, Bộ tư pháp
Định tội danh Tội cướp giật tài sản trong trường hợp dùng vũ lực “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”
Hiện nay trong các giáo trình, tài liệu khoa học pháp lý cũng như trong Bản thuyết minh chi tiết về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì hành vi “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác” trong Tội cướp giật tài sản xác định là lỗi cố ý hay lỗi vơ ý vẫn
cịn bỏ ngõ, chưa có một lời giải đáp rõ ràng.
Theo tác giả Đinh Thế Hưng thì tình tiết định khung gây thương tích hay gây tổn hại sức khỏe cho người khác hoặc làm chết người là lỗi vô ý. Nếu hiểu là lỗi cố ý thì khơng hợp lý bởi vì đối với trường hợp cướp giật tài sản mà người phạm tội gây thương tích cho người bị hại nhưng thêm các dấu hiệu từ Điểm a đến Điểm k Khoản 1 Điều 104 BLHS năm 1999 thì nếu thương tích trên 11% thì sẽ bị xử một Tội cướp giật tài sản với tình tiết định khung tăng nặng. Cịn nếu thương tích dưới 11% thì bị xét xử hai tội cướp giật tài sản và cố ý gây thương tích19.
Cịn theo tác giả Đinh Văn Quế khi bình luận về tội cơng nhiên chiếm đoạt tài sản thì hành vi dùng vũ lực nhằm mục đích tẩu thốt nếu hành vi đó gây ra thương tích trên 11% thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thêm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác20. Tác giả này cũng khơng bình luận rõ hướng xử lý nếu tỷ lệ thương tích dưới 11% thoả mãn các dấu hiệu từ Điểm a đến Điểm k Khoản 1 Điều 104 BLHS năm 1999.
Theo tác giả PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa - TS. Phan Anh Tuấn khi bình luận những điểm mới của BLHS năm 2015 (bình luận bổ sung về dấu hiệu định khung vào Khoản 2 Điều 171) thì khách thể trực tiếp (hoặc khách thể bổ sung) của tội phạm này không chỉ là quan hệ sở hữu mà còn là quan hệ nhân thân, do đó việc quy định một số dấu hiệu định khung giống với dấu hiệu định tội của tội cố ý gây thương tích là phù hợp, bởi lẽ nội hàm của CTTP nêu trên có thể bao hàm tội cố ý gây thương tích.21
19 Đinh Thế Hưng (2006), “Yếu tố lỗi trong dấu hiệu định khung hình phạt gây thương tích và hành hung để tẩu thốt trong một số tội xâm phạm sở hữu”, Tạp chí TAND, Số 21, tr. 34-35. tẩu thoát trong một số tội xâm phạm sở hữu”, Tạp chí TAND, Số 21, tr. 34-35.