cướp tài sản (Điều 168); Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169); Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170); Tội cướp biển (Điều 302); Tội dùng nhục hình (Điều 373) thì tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% -30% trở lên.
hệ nhân quả, nhưng nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của nạn nhân không phải do hành vi tấn công mà nằm ngoài ý muốn của người phạm tội, do những nguyên nhân khách quan, lỗi trong trường hợp này là lỗi vô ý.
Như vậy, trường hợp người phạm tội cướp giật tài sản hành hung để tẩu thoát nhưng gây ra hậu quả chết người hoặc thỏa mãn cấu thành tội giết người (lỗi cố ý) thì người phạm tội phải bị xử lý hai tội: Tội cướp giật tài sản và Tội giết người. Bởi vì, khách thể bị xâm hại trực tiếp của Tội cướp giật tài sản chỉ có quan hệ sở hữu, chứ không có quan hệ nhân thân. Do đó, nếu có hành vi cố ý
xâm phạm đến thân thể nạn nhân gây ra tổn hại về tính mạng thì lúc này đã vượt ra khỏi nội dung của nội hàm Tội cướp giật tài sản nên hành vi đó không thuộc cấu thành định khung tăng nặng mà cấu thành tội phạm giết người.
2.2. Thực tiễn định tội danh Tội cướp giật tài sản trong trường hợp có dùng vũ lực và kiến nghị dùng vũ lực và kiến nghị
Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử về Tội cướp giật tài sản, khi dấu hiệu đặc trưng của tội phạm là khá rõ thì việc xác định tội danh không khó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khi người phạm tội có hành vi dùng vũ lực trong quá trình thực hiện tội phạm thì việc định tội danh chính xác là vấn đề không dễ dàng nên dễ dẫn đến sai sót trong định tội danh, áp dụng khung hình phạt. Nguyên nhân cơ bản là nhận thức chưa thống nhất về các dấu hiệu định tội và định khung tăng nặng vì chưa có một văn bản pháp lý để giải thích, hướng dẫn rõ ràng. Điều này dẫn đến tranh chấp vềđịnh tội danh dẫn đến hình phạt được áp dụng không tương xứng với tính chất mức độ của hành vi phạm tội tạo sự không công bằng trong áp dụng pháp luật hình sự.
Thực tiễn áp dụng tình tiết định khung “hành hung tẩu thoát” vẫn còn sai sót, không có sự thống nhất khi áp dụng pháp luật. Ví dụnhư ở vụ án sau:
Vụ án số 03:
Khoảng 14 giờ ngày 16/2/2005 Nguyễn Trọng Hùng, Nguyễn Mạnh Hùng và Trần Bảo Ngọc đứng xem Nguyễn Hồng Quảng và Nguyễn Văn Thắng cùng đồng bọn đánh bạc tại bờ suối khu Vĩnh Lập, thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Khoảng 30 phút khi thấy Nguyễn Văn Thắng lấy số tiền 2.300.000 đồng (là tiền của mẹ Thắng đưa cho Thắng đi trả nợ và mua xe đạp
cho em gái) ra đánh tiếp. Thấy vậy, Trần Bảo Ngọc nói với Nguyễn Trọng Hùng “mày giật tiền tao cản, tí nữa chia đôi”. Ngay sau đó Nguyễn Trọng Hùng giật số tiền trên tay Thắng và bỏ chạy. Thắng hô “cướp cướp” và đuổi theo được khoảng 10 mét thì túm được Nguyễn Trọng Hùng. Trong lúc Nguyễn Trọng Hùng và Nguyễn Văn Thắng đang giằng co thì Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Bảo Ngọc lao vào ôm Thắng làm Thắng ngã xuống đất để Nguyễn Trọng Hùng cầm tiền chạy thoát. Sau đó, Nguyễn Trọng Hùng đã đưa toàn bộ số tiền cho Trần Bảo Ngọc, Ngọc đưa lại cho Nguyễn Trọng Hùng 500.000 đồng, đưa cho Nguyễn Mạnh Hùng 400.000 đồng, số còn lại Ngọc cầm. Ngày 23/2/2005 Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Trọng Hùng đến Công an huyện Đông Triều đầu thú, còn Trần Bảo Ngọc đã bỏ trốn.
Bản án hình sự sơ thẩm số 162/2005/HSST ngày 15/8/2005, Tòa án tỉnh Quảng Ninh áp dụng Khoản 1 Điều 133; điểm p Khoản 1 Điều 46 BLHS xử phạt Nguyễn Trọng Hùng 4 năm tù; Nguyễn Mạnh Hùng 3 năm tù đều về tội
“Cướp tài sản”.
Bản án hình sự phúc thẩm số 1324/2005/HSPT ngày 28/12/2005, Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội áp dụng Khoản 1 Điều 136; điểm b, p Khoản 1, Khoản 2 Điều 46 BLHS xử phạt Nguyễn Trọng Hùng 02 năm tù giam; Nguyễn Mạnh Hùng 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách 3 năm đều về tội “Cướp giật tài sản”.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 08/2007/HS – GĐT ngày 4/4/2007,
Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã: Huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 1324/2005/HSPT ngày 28/12/2005 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội vì nhận định đây là trường hợp “hành hung để tẩu thoát” được quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 136 BLHS.
Nhận xét đánh giá:
Qua vụ án trên tác giả nhận thấy: Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng Khoản 1
Điều 133 xử phạt Nguyễn Trọng Hùng; Nguyễn Mạnh Hùng đều về tội “Cướp tài sản”. Có thể Toà sơ thẩm nhận định hành vi của Ngọc và Mạnh Hùng đã dùng vũ lực ôm cổ, ôm người và xô ngã người bị hại Thắng trong lúc bị hại Thắng đang giằng co với Trọng Hùng để Trọng Hùng cầm tiền chạy thoát. Hành
vi dùng vũ lực đối với người bị hại nhằm để chiếm đoạt tiền như đã bàn bạc thống nhất từtrước giữa các bị cáo nên cấu thành tội Cướp tài sản.
Tòa phúc thẩm không đồng ý với quan điểm Nguyễn Trọng Hùng; Nguyễn Mạnh Hùng phạm tội “Cướp tài sản” nên áp dụng Khoản 1 Điều 136 xử phạt Nguyễn Trọng Hùng; Nguyễn Mạnh Hùng đều về tội “Cướp giật tài sản”. Có thể Toà phúc thẩm nhận định trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền của người bị hại, các bị cáo đã có sự bàn bạc “mày giật tiền tao cản, tí nữa chia
đôi”. Sau khi Trọng Hùng cướp giật được tiền và bỏ chạy, người bị hại đuổi theo túm được thì Ngọc và Mạnh Hùng ngăn cản người bị hại để tạo điều kiện thuận lợi cho Trọng Hùng nhanh chóng chạy thoát. Hành vi cướp giật tiền của Trọng Hùng đã hoàn thành, Ngọc và Mạnh Hùng tham gia với vai trò giúp sức nên Toà án cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm về tội danh, kết án Trọng Hùng và Mạnh Hùng về tội cướp giật tài sản. Tuy nhiên, Toà phúc thẩm không đề cập, phân tích, đánh giá hành vi dùng vũ lực để ngăn cản người bị hại và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi dùng vũ lực này với hành vi cướp giật tiền của Trọng Hùng nên chỉ áp dụng Khoản 1 Điều 136 BLHS năm 1999.
Toà giám đốc thẩm đã nhận định: Trong lúc đứng xem đánh bạc thấy con bạc Thắng cầm trên tay số tiền lớn, Trọng Hùng cùng với Ngọc và Mạnh Hùng bàn bạc là giật số tiền trên tay Thắng để chia nhau. Trọng Hùng trực tiếp giật tiền, còn Ngọc và Mạnh Hùng ôm giữ ngăn cản để Trọng Hùng cầm tiền chạy. Các bị cáo không dùng bạo lực hoặc uy hiếp về tinh thần nào khác đối với Thắng.
Nhưng sau khi Trọng Hùng cướp giật được tiền và bỏ chạy, người bị hại đuổi theo
túm được, ngay lúc đó Ngọc và Mạnh Hùng lao vào ôm cổ, ôm người và xô ngã
người bị hại để Trọng Hùng cầm tiền chạy thoát; đây là trường hợp “hành hung
để tẩu thoát” được quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 136 BLHS.24
Như vậy, trong cùng một vụ án việc áp dụng pháp luật để định tội danh có sựkhác nhau là do đánh giá không đúng tính chất, mức độ, mục đích của hành vi dùng vũ lực của Bảo Ngọc và Mạnh Hùng trong quá trình thực hiện tội phạm nên các Toà án đã định tội danh, xác định cấu thành định khung tăng nặng và áp dụng hình phạt không thống nhất. Điều này cho thấy việc phân tích, đánh giá