Bản án số 08/2018/HS-ST ngày 12/02/2018 của Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai xử

Một phần của tài liệu Định tội danh tội cướp giật tài sản theo luật hình sự việt nam (Trang 40 - 42)

để không bị chị Vân bắt giữ nên lỗi của Khánh đối với thương tích của người bị hại là lỗi cố ý trực tiếp.

Thứ hai, khách thể bị xâm hại trực tiếp trong vụ án trên là tài sản (sợi dây

chuyền) và tính mạng, sức khoẻ của chị Vân.

Từ những phân tích ở trên chúng ta thấy rằng chị Vân bị thương tích với tỷ lệ 47% là do hành vi hành hung để tẩu thoát của Khánh gây ra, Khánh đã cố ý dùng vũ lực xô trực tiếp vào người chị Vân khi đang điều khiển xe dẫn đến chị Vân té ngã gây ra hậu quả về thương tích. Hành vi trên của Khánh đã thoả mãn dấu hiệu cấu thành của Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Do đó, theo quan điểm của tác giả Khánh phải bị xử lý 2 tội: Tội cướp giật tài sản theo Điều 171 và Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo Điều 134 BLHS năm 2015.

Nhận xét, đánh giá chung: về thực tiễn áp dụng pháp luật yếu tố lỗi “gây

thiệt hại cho sức khoẻ người khác” trong cấu thành định khung tăng nặng của

Tội cướp giật tài sản hiện nay chưa được hiểu một cách thống nhất, rõ ràng dẫn đến có hai quan điểm hiểu khác nhau:

Quan điểm thứ nhất: Dựa vào khách thể bị xâm hại trực tiếp của Tội cướp

giật tài sản chỉ có quan hệ sở hữu chứ khơng có quan hệ nhân thân. Theo quan điểm này thì nhà làm luật quy định tình tiết định khung tăng nặng dấu hiệu gây thiệt hại về sức khỏe vào Tội cướp giật tài sản là bởi vì trong thực tế hành vi cướp giật tài sản thường kéo theo thiệt hại về sức khỏe. Tuy nhiên lỗi ở cấu thành định khung này là hỗn hợp lỗi (có nghĩa cố ý đối với hành vi và phải vô ý với hậu quả) cho nên hậu quả thiệt hại về sức khỏe đó phải lỗi vơ ý. Vì nội hàm của Tội cướp giật tài sản không bao hàm nổi việc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Do đó, nếu có hành vi cố ý xâm phạm đến thân thể nạn nhân gây ra một tổn hại về sức khỏe thì lúc này đã vượt ra khỏi nội dung của nội hàm Tội cướp giật tài sản nên hành vi đó khơng thuộc cấu thành định khung tăng nặng mà cấu thành một tội phạm tương ứng.

Quan điểm thứ hai: Dấu hiệu gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khoẻ của người khác của Tội cướp giật tài sản bao gồm cả lỗi vô ý và lỗi cố ý, đặc biệt chứa đựng lỗi cố ý. Lý do chứa đựng lỗi cố ý là bởi vì, nếu hỗn hợp lỗi

thì tỷ lệ thương tích phải tương thích một cách nhất định với thương tích bắt đầu khởi điểm của trường hợp xử lý cho các tội thuộc lỗi vơ ý, tức thương tích phải từ 31% trở lên29. Trong khi đó vì nhà làm luật quy định hành hung để tẩu thoát cho nên có thể nhà làm luật sẽ thấy rằng bao gồm cả lỗi cố ý, vì vậy thương tích khởi điểm bắt đầu từ 11% trở lên để tương thích với các tội xâm phạm quan hệ nhân thân do lỗi cố ý.

Ở một khía cạnh khác, chúng ta so sánh Tội cướp giật tài sản với các tội:

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172) và Tội trộm cắp tài sản (Điều 173): khách thể trực tiếp bị xâm phạm chỉ có quan hệ sở hữu chứ khơng có quan hệ nhân thân, về kỹ thuật lập pháp hai tội này đều có quy định tình tiết định khung tăng nặng “hành hung để tẩu thoát” nhưng khơng có quy định tình tiết “gây

thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác”. Do đó, việc quy định

dấu hiệu định khung tăng nặng “gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của

người khác” trong Tội cướp giật tài sản là không tương đồng với Tội công nhiên

chiếm đoạt tài sản và Tội trộm cắp tài sản.

So sánh với Tội cướp tài sản (Điều 168): khách thể trực tiếp của tội này là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Do vậy, dấu hiệu gây thiệt hại cho sức khoẻ của người khác thuộc định khung tăng nặng trong nội hàm của Tội cướp tài sản cho nên khơng có xuất hiện trường hợp hỗn hợp lỗi, do đó việc quy định tình tiết định khung “gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác” trong tội này là phù hợp. Nếu cố ý gây gây thiệt hại cho sức khoẻ của người khác thì vẫn chỉ xử lý một tội cướp tài sản.

Do đó, quy định tình tiết định khung tăng nặng “gây thương tích hoặc gây

tổn hại sức khỏe của người khác” trong Tội cướp giật tài sản như hiện nay: nếu

bao gồm cả lỗi cố ý thì tạo ra lỗ hỏng là trong trường hợp cướp giật tài sản mà có hành vi hành hung để tẩu thốt một cách cố ý gây thương tích cho người khác với tỷ lệ dưới 11% từ Điểm a đến Điểm k thoả mãn cấu thành tội phạm theo Khoản 1 Điều 134 BLHS thì xử lý như thế nào chưa được quy định rõ trong điều luật. Hơn nữa, nếu tình tiết định khung này bao gồm cả lỗi vô ý và lỗi cố ý quy định chồng lấn vào nhau thì tỷ lệ phần trăm thương tích trong Tội cướp giật tài

Một phần của tài liệu Định tội danh tội cướp giật tài sản theo luật hình sự việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)