Thực tiễn định tội danh Tội cướp giật tài sản trong trường hợp có dùng vũ lực và kiến nghị

Một phần của tài liệu Định tội danh tội cướp giật tài sản theo luật hình sự việt nam (Trang 31 - 36)

23 Ví dụ một số tội sau :Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 134); Tộ

2.2. Thực tiễn định tội danh Tội cướp giật tài sản trong trường hợp có dùng vũ lực và kiến nghị

dùng vũ lực và kiến nghị

Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử về Tội cướp giật tài sản, khi dấu hiệu đặc trưng của tội phạm là khá rõ thì việc xác định tội danh khơng khó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khi người phạm tội có hành vi dùng vũ lực trong quá trình thực hiện tội phạm thì việc định tội danh chính xác là vấn đề không dễ dàng nên dễ dẫn đến sai sót trong định tội danh, áp dụng khung hình phạt. Nguyên nhân cơ bản là nhận thức chưa thống nhất về các dấu hiệu định tội và định khung tăng nặng vì chưa có một văn bản pháp lý để giải thích, hướng dẫn rõ ràng. Điều này dẫn đến tranh chấp về định tội danh dẫn đến hình phạt được áp dụng khơng tương xứng với tính chất mức độ của hành vi phạm tội tạo sự không công bằng trong áp dụng pháp luật hình sự.

Thực tiễn áp dụng tình tiết định khung “hành hung tẩu thốt” vẫn cịn sai sót, khơng có sự thống nhất khi áp dụng pháp luật. Ví dụ như ở vụ án sau:

Vụ án số 03:

Khoảng 14 giờ ngày 16/2/2005 Nguyễn Trọng Hùng, Nguyễn Mạnh Hùng và Trần Bảo Ngọc đứng xem Nguyễn Hồng Quảng và Nguyễn Văn Thắng cùng đồng bọn đánh bạc tại bờ suối khu Vĩnh Lập, thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Khoảng 30 phút khi thấy Nguyễn Văn Thắng lấy số tiền 2.300.000 đồng (là tiền của mẹ Thắng đưa cho Thắng đi trả nợ và mua xe đạp

cho em gái) ra đánh tiếp. Thấy vậy, Trần Bảo Ngọc nói với Nguyễn Trọng Hùng “mày giật tiền tao cản, tí nữa chia đơi”. Ngay sau đó Nguyễn Trọng Hùng giật số tiền trên tay Thắng và bỏ chạy. Thắng hô “cướp cướp” và đuổi theo được khoảng 10 mét thì túm được Nguyễn Trọng Hùng. Trong lúc Nguyễn Trọng Hùng và Nguyễn Văn Thắng đang giằng co thì Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Bảo Ngọc lao vào ôm Thắng làm Thắng ngã xuống đất để Nguyễn Trọng Hùng cầm tiền chạy thốt. Sau đó, Nguyễn Trọng Hùng đã đưa toàn bộ số tiền cho Trần Bảo Ngọc, Ngọc đưa lại cho Nguyễn Trọng Hùng 500.000 đồng, đưa cho Nguyễn Mạnh Hùng 400.000 đồng, số còn lại Ngọc cầm. Ngày 23/2/2005 Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Trọng Hùng đến Công an huyện Đông Triều đầu thú, còn Trần Bảo Ngọc đã bỏ trốn.

Bản án hình sự sơ thẩm số 162/2005/HSST ngày 15/8/2005, Tòa án tỉnh Quảng Ninh áp dụng Khoản 1 Điều 133; điểm p Khoản 1 Điều 46 BLHS xử

phạt Nguyễn Trọng Hùng 4 năm tù; Nguyễn Mạnh Hùng 3 năm tù đều về tội

“Cướp tài sản”.

Bản án hình sự phúc thẩm số 1324/2005/HSPT ngày 28/12/2005, Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội áp dụng Khoản 1 Điều 136; điểm b, p Khoản 1, Khoản 2 Điều 46 BLHS xử phạt Nguyễn Trọng Hùng 02 năm tù giam; Nguyễn Mạnh Hùng 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách 3 năm đều về tội “Cướp giật tài sản”.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 08/2007/HS GĐT ngày 4/4/2007,

Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã: Huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 1324/2005/HSPT ngày 28/12/2005 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội vì nhận định đây là trường hợp “hành hung để tẩu thoát” được

quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 136 BLHS.

Nhận xét đánh giá:

Qua vụ án trên tác giả nhận thấy: Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng Khoản 1

Điều 133 xử phạt Nguyễn Trọng Hùng; Nguyễn Mạnh Hùng đều về tội “Cướp

tài sản”. Có thể Tồ sơ thẩm nhận định hành vi của Ngọc và Mạnh Hùng đã dùng vũ lực ôm cổ, ôm người và xô ngã người bị hại Thắng trong lúc bị hại Thắng đang giằng co với Trọng Hùng để Trọng Hùng cầm tiền chạy thoát. Hành

vi dùng vũ lực đối với người bị hại nhằm để chiếm đoạt tiền như đã bàn bạc thống nhất từ trước giữa các bị cáo nên cấu thành tội Cướp tài sản.

Tịa phúc thẩm khơng đồng ý với quan điểm Nguyễn Trọng Hùng; Nguyễn Mạnh Hùng phạm tội “Cướp tài sản” nên áp dụng Khoản 1 Điều 136 xử phạt

Nguyễn Trọng Hùng; Nguyễn Mạnh Hùng đều về tội “Cướp giật tài sản”. Có thể Tồ phúc thẩm nhận định trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền của người bị hại, các bị cáo đã có sự bàn bạc “mày giật tiền tao cản, tí nữa chia đơi”. Sau khi Trọng Hùng cướp giật được tiền và bỏ chạy, người bị hại đuổi theo

túm được thì Ngọc và Mạnh Hùng ngăn cản người bị hại để tạo điều kiện thuận lợi cho Trọng Hùng nhanh chóng chạy thốt. Hành vi cướp giật tiền của Trọng Hùng đã hoàn thành, Ngọc và Mạnh Hùng tham gia với vai trò giúp sức nên Toà án cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm về tội danh, kết án Trọng Hùng và Mạnh Hùng về tội cướp giật tài sản. Tuy nhiên, Tồ phúc thẩm khơng đề cập, phân tích, đánh giá hành vi dùng vũ lực để ngăn cản người bị hại và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi dùng vũ lực này với hành vi cướp giật tiền của Trọng Hùng nên chỉ áp dụng Khoản 1 Điều 136 BLHS năm 1999.

Toà giám đốc thẩm đã nhận định: Trong lúc đứng xem đánh bạc thấy con

bạc Thắng cầm trên tay số tiền lớn, Trọng Hùng cùng với Ngọc và Mạnh Hùng bàn bạc là giật số tiền trên tay Thắng để chia nhau. Trọng Hùng trực tiếp giật tiền, còn Ngọc và Mạnh Hùng ôm giữ ngăn cản để Trọng Hùng cầm tiền chạy.

Các bị cáo không dùng bạo lực hoặc uy hiếp về tinh thần nào khác đối với Thắng.

Nhưng sau khi Trọng Hùng cướp giật được tiền và bỏ chạy, người bị hại đuổi theo túm được, ngay lúc đó Ngọc và Mạnh Hùng lao vào ơm cổ, ôm người và xô ngã người bị hại để Trọng Hùng cầm tiền chạy thoát; đây là trường hợp “hành hung

để tẩu thoát” được quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 136 BLHS.24

Như vậy, trong cùng một vụ án việc áp dụng pháp luật để định tội danh có

sự khác nhau là do đánh giá khơng đúng tính chất, mức độ, mục đích của hành vi dùng vũ lực của Bảo Ngọc và Mạnh Hùng trong quá trình thực hiện tội phạm nên các Toà án đã định tội danh, xác định cấu thành định khung tăng nặng và áp dụng hình phạt không thống nhất. Điều này cho thấy việc phân tích, đánh giá

24 Quyết định giám đốc thẩm số 08/2007/HS – GĐT ngày 4/4/2007 về vụ án Nguyễn Trọng Hùng và các đồng phạm bị kết án về tội "cướp giật tài sản" đồng phạm bị kết án về tội "cướp giật tài sản"

tính chất, mục đích dùng vũ lực trong các vụ án cướp giật tài sản là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong quá trình định tội danh, xác định đúng khung hình phạt.

Thực tiễn định tội danh trong trường hợp vừa có hành vi dùng vũ lực đồng thời với hành vi giật tài sản vẫn cịn nhiều quan điểm khác nhau, ví dụ trong vụ án sau:

Vụ án số 04:

Khoảng 06 giờ ngày 04/11/2017, Danh H điều khiển xe môtô, biển kiểm soát 68B1- 294.86 chạy từ nhà thuộc xã Nam Thái, huyện An Biên đến xã Vân Khánh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang để đi ghe biển. Khi đi đến quán cà phê do bà Tạ Thị Th, trú: ấp Mương Đào C, xã Vân Khánh, huyện An Minh làm chủ thì H dựng xe trước quán, vào kêu một ly nước mía uống. Khi bà Th ngồi vào bàn xem tivi, H thấy trên cổ bà Th có đeo một sợi dây chuyền vàng 18k (trị giá 6.342.500 đồng) nên nảy sinh ý định cướp giật sợi dây chuyền. H lợi dụng lúc bà Th đang xem tivi không để ý nên H từ phía sau lưng bà Th đi lại gần dùng tay phải giật sợi dây chuyền, bà Th dùng tay chụp sợi dây chuyền lại thì H giật mạnh sợi dây chuyền và xô bà Th ngã xuống nền xi măng. H lấy được sợi dây chuyền chạy ra xe, bà Th đứng dậy chạy theo thì H giơ tay lên định đánh nên bà Th đứng lại, H lên xe đề máy chạy đến bán cho tiệm vàng tên “Hồng Lương” thuộc xã Đơng Hưng A, huyện An Minh với số tiền là 6.047.000 đồng, rồi điều khiển xe chạy về nhà25.

Nhận xét đánh giá:

Khi định tội danh đối với Danh H có hai quan điểm khác nhau:

- Quan điểm người bào chữa của Danh H cho rằng: hành vi của Danh H phạm tội “Cướp giật tài sản”, không thuộc trường hợp “hành hung để tẩu thoát” quy định tại Điểm đ, Khoản 2 Điều 171 Bộ luật Hình sự: Bởi lẽ, Danh H vừa giật dây chuyền, vừa xô ngã bị hại và hai hành vi này xảy ra cùng lúc; khi bị hại đuổi theo H chỉ có giơ tay hâm dọa chưa đánh bị hại nên không phải là hành hung để tẩu thoát.

25 Bản án số: 07/2018/HS-ST ngày 19-4-2018 của TAND huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang xét xử Danh H phạm tội “Cướp giật tài sản” thuộc trường hợp “hành hung để tẩu thoát”. phạm tội “Cướp giật tài sản” thuộc trường hợp “hành hung để tẩu thoát”.

- Quan điểm của Viện kiểm sát và Toà án nhân dân huyện An Minh cho rằng: hành vi của H phạm tội “Cướp giật tài sản” thuộc trường hợp “hành hung

để tẩu thốt”: Bởi vì, khi chiếm đoạt tài sản của bà Th bị cáo vừa dùng tay giật

dây chuyền, vừa dùng tay xô bà Th té xuống đất và giơ tay định đánh bà Th khi bà chạy theo. Mục đích của H xơ và dùng tay định đánh bà Th là nhằm ngăn cản không cho bà Th ngăn chặn việc H chạy trốn, có như vậy H mới nhanh chóng chạy thốt khỏi hiện trường vụ án. Như vậy, H đã có hành vi cụ thể để chống trả người bị hại nên hành vi của H thuộc trường hợp “hành hung để tẩu thốt”. Do

đó, Tồ án xử phạt Danh H 02 (hai) năm 06 (sáu) tháng tù về tội “Cướp giật tài sản” theo Điểm đ Khoản 2 Điều 171 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo quan điểm của tác giả Danh H phạm tội cướp tài sản. Bởi vì:

Khi H thực hiện hành vi giật sợi dây chuyền thì bà Th phát hiện nên chụp sợi dây chuyền lại, lúc này H chưa giật được tài sản rời khỏi người bị hại (chưa chiếm đoạt được tài sản). H vừa dùng tay xô bà Th ngã xuống nền vừa giật sợi dây chuyền và nhanh chóng cầm chạy ra xe. Khi bà Th đứng dậy chạy theo mục đích để giành lại sợi dây chuyền, H giơ tay doạ định đánh nên bà Th đứng lại, H nhanh chóng tẩu thốt. Điều này cho thấy rằng: H đã dùng vũ lực tác động trực tiếp lên thân thể của bà Th với mức độ làm cho bà Th ngã xuống nền xi măng đồng thời với hành vi “giật” dây chuyền để chiếm đoạt và H có hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc để ngăn cản việc giằng lại tài sản và sự truy đuổi của bà Th làm bà Th đứng lại không dám đuổi theo để mặc cho H tẩu thoát. Hành vi

dùng vũ lực đó của H cho thấy đã làm tê liệt ý chí kháng cự của bà Th nên thoả

mãn cấu thành của Tội cướp tài sản, trường hợp này đã có sự chuyển hố từ Tội

cướp giật tài sản sang Tội cướp tài sản.

Thực tiễn định tội danh trong trường hợp gây thiệt hại về sức khoẻ, nếu thiệt hại về sức khoẻ là lỗi vơ ý thì Tồ án xét xử một tội cướp giật tài sản.

Vụ án số 05:

Khoảng 19 giờ ngày 17/3/2017, Điểu Viết điều khiển xe môtô hiệu Exciter biển số: 93P2-046.84 đến trước khu vực cổng trường Cao Đẳng công nghiệp cao su Bình Phước thuộc khu phố 3, phường Tân Đồng, thị xã Đồng Xoài thấy chị Đổng Thị Ánh Ngọc điều khiển xe môtô hiệu Wave, biển số:

93H1-131.82 theo hướng thị xã Đồng Xoài về huyện Đồng Phú và đeo 01 túi xách màu trắng đục sau lưng (bên trong có 01 điện thoại di động hiệu Oppo R7 màu trắng; 01 CMND mang tên Đổng Thị Ánh Ngọc, tổng trị giá 2.530.000đ), Viết điều khiển xe môtô chạy phía sau chị Ngọc. Khi đến khu vực phía trước Công ty cây xanh “Công Minh” phường Tân Đồng, thị xã Đồng Xồi, Viết điều khiển xe mơtơ vượt lên bên trái chị Ngọc, dùng tay phải giật được túi xách làm chị Ngọc ngã xuống đường gây thương tích. Viết tăng ga bỏ chạy đến khu vực phía sau nhà máy xử lý nước thuộc huyện Đồng Phú dừng xe lại kiểm tra túi xách lấy điện thoại di động hiệu Oppo R7 và xé rách CMND của chị Ngọc rồi bỏ vào trong túi xách ném vào lề đường. Sau đó Viết bán điện thoại di động Oppo R7 tại tiệm cầm đồ “Mạnh Tiến” được 1.600.000 đồng tiêu xài cá nhân. Chị Ngọc được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước sau chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy - Thành phố Hồ Chí Minh điều trị. Chị Ngọc tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là:

100% (Một trăm phần trăm)26.

Theo Bản án hình sự sơ thẩm số 17/2018/HS-ST ngày 15/5/2018 của Tịa án nhân dân tỉnh Bình Phước đã xử phạt bị cáo Điểu Viết phạm tội “Cướp giật tài sản” theo điểm a Khoản 4 Điều 136 Bộ luật Hình sự năm 1999, với mức án tù chung thân. Ngày 23/5/2018, bị cáo Điểu Viết có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Tịa án nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đồng tình với quan điểm của Tịa án nhân dân tỉnh Bình Phước đã xét xử. Hành vi của Điểu Viết

phạm tội “Cướp giật tài sản” thuộc trường hợp “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên” theo điểm

a Khoản 4 Điều 136 Bộ luật Hình sự năm 1999 nên khơng chấp nhận kháng cáo. Do đó, xử phạt Điểu Viết với mức án tù chung thân.

Nhận xét đánh giá:

Trong vụ án này khách thể trực tiếp mà Viết xâm hại là tài sản của chị Ngọc và Viết cố ý chiếm đoạt cho bằng được tài sản này, còn khách thể là quan

Một phần của tài liệu Định tội danh tội cướp giật tài sản theo luật hình sự việt nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)