Theo quan điểm tác giả thì nhà làm luật thấy rằng dấu hiệu “gây thương
tích hay gây tổn hại sức khỏe” trong Tội cướp giật tài sản bao gồm cả lỗi cố ý và lỗi vơ ý. Bởi vì:
Trước tiên, chúng ta khảo sát một số tội có hành vi xâm hại đến quan hệ nhân thân do lỗi vô ý được quy định trong BLHS năm 2015 thì tỷ lệ thương tích trong các tội này khởi điểm ít nhất phải từ 31% trở lên:22
Thứ hai, chúng ta khảo sát một số tội có hành vi xâm hại đến quan hệ nhân
thân do lỗi cố ý thì tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên:23
Trong Tội cướp giật tài sản nhà làm luật quy định tình tiết định khung tăng nặng có tỷ lệ thương tích từ 11% đến 30% (Khoản 2); từ 31% đến 60% (Khoản 3); từ 61% trở lên đối với 01 người hoặc gây ra cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên (Khoản 4).
Từ những phân tích trên chúng ta thấy rằng dấu hiệu “gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” trong Tội cướp giật tài sản bao gồm cả lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Việc nhà làm luật quy định về tỷ lệ phần trăm thương tích trong dấu hiệu định khung của Tội cướp giật tài sản như hiện nay dẫn đến trong thực tiễn xét xử chưa có quan điểm chung thống nhất nên cần có văn bản pháp lý hướng dẫn để áp dụng pháp luật.
Định tội danh Tội cướp giật tài sản trong trường hợp dùng vũ lực “làm
chết người”
Cướp giật tài sản làm chết người là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi giật tài sản làm cho chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản hoặc người khác chết, giữa hành vi giật tài sản với cái chết của nạn nhân có mối quan