hệ nhân thân của chị Ngọc không phải là khách thể trực tiếp mà Viết cố ý xâm hại. Do đó, khi thực hiện hành vi giật giỏ sách thì Viết không quan tâm đến hậu quả chị Ngọc sẽ như thế nào, Viết chấp nhận hậu quả đó. Như vậy, lỗi của Viết trong vụ án trên là hỗn hợp lỗi nên nằm trong nội hàm của cấu thành định khung của Tội cướp giật tài sản. Trường hợp này, Toà án xét xử Viết chỉ phạm Tội cướp giật tài sản thuộc trường hợp “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên” theo quy định tại điểm
a Khoản 4 Điều 136 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Trong vụ án Trương Tấn Tài, xác định thiệt hại về sức khoẻ do hành vi
hành hung để tẩu thốt gây ra, lỗi cố ý thì Tồ án xét xử hai tội: Tội cướp giật
tài sản và Tội giết người:
Vụ án số 06:
Khoảng 19 giờ, ngày 13/9/2018, Lê Quang Thái, Trương Tấn Tài, Phan Tuấn Phát và Nguyễn Công Huy thống nhất đi cướp giật tài sản. Thái điều khiển xe môtô hiệu Exciter, biển số 59F1-021.28 chở Tài ngồi sau trực tiếp thực hiện. Cịn Phát điều khiển xe mơtơ hiệu Exciter, biển số 54X2-4746 và Nguyễn Công Huy điều khiển xe môtô hiệu Vario, biển số 59G1-951.96 đi sau làm nhiệm vụ ngăn cản khi bị truy đuổi. Khi đến địa chỉ 465 Lê Trọng Tấn, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Thái và Tài phát hiện chị Nguyễn Thị An trên vai trái có đeo 01 túi xách (bên trong có 86.575.000 đồng và các giấy tờ cá nhân, thẻ ATM các ngân hàng) đang đi bộ trên vỉa hè về hướng xe ôtô dưới lề đường nên Thái điều khiển xe chở Tài chạy lên vỉa hè áp sát phía sau lưng bên trái chị An, Tài dùng tay phải giật lấy túi xách thì chị An giằng co với Tài làm túi xách rớt xuống đường, chị An bị ngã và tri hô. Anh Nguyễn Văn Cừ (chồng chị An) đang đứng bên cửa lái xe ôtô dưới lề đường liền chạy đến ôm Tài lại từ phía sau làm xe Thái bị mất thăng bằng ngã xuống đường. Thái liền dựng xe lên để chạy tẩu thốt, cịn Tài bị anh Cừ khống chế. Trong lúc giằng co với anh Cừ, Tài lấy trong túi quần sau con dao bấm, cán màu đồng cầm trên tay phải đâm 01 nhát trúng vào phần bụng phía bên trái, 01 nhát ở phía nửa vai trái và 01 nhát ở cánh tay trái của anh Cừ. Bị đâm nên anh Cừ bng ra thì Tài lên xe Thái điều khiển chạy thoát, Phát và Huy ở gần đó cũng chạy tẩu thốt theo. Khi chạy gần đến đường Bình Long, Tài kêu Thái ghé vào tiệm thuốc tây để Tài mua thuốc
rửa vết thương do Tài bị thương ở đầu gối (do ngã xuống đường khi cướp giật). Tại đây, Tài có nói cho cả nhóm biết trong lúc giằng co với anh Cừ, Tài có dùng dao đâm anh Cừ để chạy thốt. Sau đó, cả nhóm chạy về nhà của Huy ở phường Bình Hưng Hồ A, quận Bình Tân để uống rượu tiếp. Đến ngày 28/9/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tân Phú đã điều tra làm rõ. Trong quá trình điều tra Phát, Huy đã bỏ trốn. Đối với chị Nguyễn Thị An: 01 (một) vết thương rách da phía ngồi cánh tay trái, chị An từ chối giám định tỉ lệ thương tật.
Anh Nguyễn Văn Cừ bị tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại
với tỷ lệ là: 63%).27
Theo bản án hình sự sơ thẩm số: 332/2020/HS-ST ngày 25/8/2020 của Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: xử phạt Trương Tấn Tài hai tội danh: 13 (mười ba) năm tù về tội “Giết người”; 04 (bốn) năm tù về tội “Cướp giật tài sản”. Tổng hợp hình phạt chung cho 02 tội là: 17 (mười bảy) năm tù. Lê Quang Thái: 05 (năm) năm tù về tội “Cướp giật tài sản”.
Ngày 24/9/2020, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Cấp cao kháng nghị một phần Bản án hình sự sơ thẩm theo hướng tăng nặng hình phạt đối với bị cáo Trương Tấn Tài về tội “Giết người” và “Cướp giật tài sản”; tăng hình phạt đối đối với bị cáo Lê Quang Thái về tội “Cướp giật tài sản”.
Nhận xét đánh giá:
Theo quan điểm của Luật sư bào chữa trong vụ án: Bị cáo xác định đâm anh Cừ 01 nhát có ý định tẩu thốt chứ khơng cố ý giết bị hại. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên tội danh và hình phạt đối với bị cáo Tài là phù hợp đồng thời mang tính chất nhân văn. Đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm. Điều này đồng nghĩa với việc người bào chữa đồng ý bị cáo Trương Tấn Tài phạm hai tội: Tội giết người và Tội cướp giật tài sản.
Toà án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm cho rằng: Trương Tấn Tài là người trực tiếp thực hiện hành vi giật túi xách, ngay
sau đó bị anh Cừ chạy đến ngăn cản thì Tài đã dùng dao đâm liên tiếp 03 nhát vào người anh Cừ (tỷ lệ thương tích là 63%) trong đó có 02 vết đâm vào vị trí
27 Bản án số: 91/2021/HS-PT ngày 27/ 01/2021 của Toà án nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm vụ án hình sự Trương Tấn Tài. phúc thẩm vụ án hình sự Trương Tấn Tài.
trọng yếu trên cơ thể anh Cừ, có nhiều khả năng gây tử vong. Anh Cừ khơng chết là được đưa đi cấp cứu kịp thời. Hành vi của Tài phạm hai tội: Tội giết
người theo điểm e, p Khoản 1 Điều 123 và Tội cướp giật tài sản theo điểm c,
d, i Khoản 2 Điều 171. Do đó, Tồ phúc thẩm chấp nhận kháng nghị tăng hình phạt tù đối với các bị cáo: Trương Tấn Tài 13 (mười ba) năm tù về tội “Giết người”, 05 (năm) năm tù về tội “Cướp giật tài sản”. Tổng hợp hình phạt chung cho hai tội là: 18 (mười tám) năm tù. Xử phạt Lê Quang Thái 06 (sáu) năm tù về tội “Cướp giật tài sản”.
Theo tác giả, trong vụ án trên các cơ quan tố tụng và người bào chữa đều
xác định khách thể trực tiếp mà Tài có hành vi xâm hại là tài sản của chị An và tính mạng, sức khoẻ của anh Cừ. Khi thực hiện hành vi giật giỏ sách và dùng dao đâm anh Cừ thì Tài nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, mong muốn cho hậu quả xảy ra để đạt mục đích của mình. Như vậy, lỗi của Tài đối với hành vi giật tài sản và đối với hành vi gây thương tích của anh Cừ là lỗi cố ý. Hành vi đó thoả mãn dấu hiệu của Tội cướp giật tài sản và Tội giết người. Trường hợp này, Toà án xét xử Tài phạm hai tội: Tội cướp giật tài sản và tội Giết người là phù hợp.
Trong vụ án Đỗ Duy Khánh, hành vi dùng vũ lực xô vào người bị hại
đang truy đuổi bằng xe máy làm té ngã gây thương tích với tỷ lệ 47%. Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi dùng vũ lực với hậu quả về thương tích chưa được phân tích, đánh giá vẫn cịn bỏ ngõ. Toà án chỉ xét xử tội cướp giật
tài sản, vụ án cụ thể như sau:
Vụ án số 07:
Vào khoảng 7 giờ 00 phút ngày 25/10/2017, Đỗ Duy Khánh điều khiển xe mô tô biển số 68S1 – 376.58 đến ấp Quảng Phát, xã Quảng Tiến, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, phát hiện chị Nguyễn Thị Thu Vân điều khiển xe môtô biển số 60B8 – 534.92 chở con ruột là Lê H, sinh năm 2008 đang dừng mua bánh mì, thấy trên cổ chị Vân có đeo 01 sợi dây chuyền vàng (trị giá 6.100.000 đồng) nên Khánh điều khiển xe dừng cách chị Vân khoảng 01 mét để quan sát. Lợi dụng lúc chị Vân không để ý Khánh dùng tay trái giật sợi dây chuyền của chị Vân làm sợi dây chuyền bị đứt, mặt dây chuyền rơi xuống đường. Khánh
cầm sợi dây chuyền điều khiển xe chạy được khoảng 10 mét thì xe bị tuột xích nên Khánh bỏ xe chạy bộ. Khi bị giật dây chuyền chị Vân tri hô và điều khiển xe đuổi theo. Khi chị Vân điều khiển xe đến gần, do sợ bị bắt nên Khánh dùng tay xô vào người chị Vân để tiếp tục chạy làm chị Vân, cháu H và xe môtô ngã xuống đường. Khánh bị người dân và công an xã Quảng Tiến bắt giữ. Chị Vân bị tổn thương vỡ gan, trật khớp vai phải, gãy mấu động lớn xương cánh tay phải. Tỷ
lệ thương tật toàn bộ là 47%28.
Nhận xét đánh giá:
Tại bản cáo trạng số: 15/CT/VKS-HS ngày 29/01/2018 của VKSND huyện Trảng Bom truy tố Đỗ Duy Khánh về tội “Cướp giật tài sản” theo điểm a Khoản 3 Điều 136 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom nhận định: khi bị chị Vân đuổi bắt thì Đỗ Duy Khánh dùng tay xơ đẩy làm chị Vân ngã xuống đường bị thương tích nên đã phạm vào tội “Cướp giật tài sản”, thuộc trường hợp gây tổn hại cho sức khỏe của chị Vân với tỉ lệ thương tật 47% là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 136 của Bộ luật hình sự năm 1999.
Tác giả không đồng ý với quan điểm của Viện Kiểm sát và Toà án nhân
dân huyện Trảng Bom, trong vụ án này Khánh phải bị xử lý 2 tội danh: Tội
cướp giật tài sản và Tội cố ý gây thương tích. Bởi vì:
Trước tiên, chúng ta xác định lỗi của người phạm tội: xét về hành vi khách
quan thì khi Khánh chạy trên đường trong tư thế cân bằng, quan sát được toàn bộ sự việc người tham gia đuổi bắt. Khi nhìn thấy người bị hại là chị Vân đang điều khiển xe chở con nhỏ chạy đến gần, Khánh thực hiện hành vi dùng tay xô trực tiếp vào người chị Vân để ngăn cản việc bắt giữ, chính hành vi dùng vũ lực này làm cho chị Vân bị té ngã. Như vậy, hành vi của Khánh là hành hung để tẩu thốt và hành vi đó đã gây ra hậu quả thương tích cho chị Vân với tỷ lệ 47%. Xét về ý thức thì Khánh có sự tính tốn và chuẩn bị trước khi thực hiện hành vi, thấy trước được hậu quả cụ thể khi xô vào người chị Vân đang chạy xe máy sẽ gây ra thương tích hoặc chết người có thể xảy ra, Khánh chấp nhận hậu quả xảy ra đó