CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN KINH DOANH NGOẠI TỆ
1.1. KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTM
1.1.2.5. Nghiệp vụ hối đoái quyền chọn (option)
Quyền chọn mua bán ngoại tệ là sự thoả thuận bằng văn bản giữa người mua và người bán quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán một loại ngoại tệ nhất định, với số lượng cụ thể, theo một tỷ giá cố định vào một thời điểm cụ thể.
Nói chung quyền chọn tiền tệ là một công cụ tài chính, cho phép người mua hợp đồng có quyền (chứ khơng phải nghĩa vụ), mua hoặc bán một đồng tiền này với một đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã thoả thuận trước trong một khoảng thời gian nhất định. Người bán hợp đồng quyền chọn phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nếu người mua muốn. Người mua phải trả một khoản phí nhất định khi mua nó.
Trên thị trường ngoại hối có hai hình thức quyền chọn: - Quyền chọn mua:
Là hợp đồng cho phép người mua nó có quyền (nhưng khơng bắt buộc) được mua một số lượng ngoại tệ ở một mức giá cả và trong thời gian được xác định trước. Tại thời điểm đến hạn, nếu tỷ giá trên thị trường thấp hơn tỷ giá trên hợp đồng thì người mua sẽ mua ngoại tệ trên thị trường. Lúc này, người bán quyền chọn sẽ được hưởng khoản chi phí mua quyền. Cịn nếu tỷ giá trên thị trường cao hơn tỷ giá trên hợp đồng thì người mua sẽ thực hiện quyền mua ngoại tệ của mình và người bán quyền có nghĩa vụ cung cấp đủ số lượng ngoại tệ đã ghi trong hợp đồng. Hợp đồng này làm cho rủi ro tỷ giá được san sẻ cho cả hai bên mua và bán quyền.
- Quyền chọn bán:
Là hợp đồng quyền chọn cho phép người mua nó có quyền (nhưng khơng bắt buộc) được bán một số lương ngoại tệ nhất định. Hợp đồng này cũng có nguyên lý như hợp đồng quyền mua. Người mua sẽ thực hiện quyền của mình khi tỷ giá trên thị trường thấp hơn tỷ giá trong hợp đồng và không thực hiện hợp đồng trong trường hợp còn lại.
Nghiệp vụ quyền chọn là nghiệp vụ rất phổ biến và hữu dụng trên thị trường ngoại hối thế giới. Đây là cơng cụ phịng ngừa rủi ro và đầu cơ kiếm lời được ưa chuộng, là sự tổng hợp của nhiều nghiệp vụ nên khắc phục được nhiều nhược điểm của các cơng cụ khác. Tuy nhiên, để có thể sử dụng có hiệu quả cơng cụ này địi hỏi thị trường phải phát triển hồn chỉnh, các chủ thể tham gia phải có khả năng và điều kiện để phân tích dự đoán sự biến động của thị trường.
Quyền chọn mua (call): là quyền cho phép người mua quyền chọn tự quyết định thực hiện mua ngoại tệ hay không mua ngoại tệ.
Quyền chọn bán (put): là quyền cho phép người mua quyền chọn tự quyết định thực hiện bán ngoại tệ hay không bán ngoại tệ.
Giá giao ngay (spot): giá mua bán ngoại tệ giao ngay hiện hành tại thời điểm.
Giá thực hiện (strike): mức giá mà người mua quyền chọn được quyền ấn định trước với người bán quyền chọn và được chốt (fixed) trong suốt thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Premium: là khoản phí mà người mua option phải trả cho người bán quyền chọn ngay từ lúc ký hợp đồng.
Quyền chọn kiểu Âu (European style): là quyền chọn chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn hợp đồng.
Quyền chọn kiểu Mỹ (American style): là quyền chọn có thể được thực hiện vào bất cứ lúc nào trong suốt thời hiệu hợp đồng.
Độ biến động (volatility): độ biến động là mức độ mà theo đó giá ngoại tệ có thể có khuynh hướng dao động lên xuống trong một khoảng thời gian. Độ biến động được diễn tả bằng tỷ lệ phần trăm (%).
Ngày ký kết hợp đồng (contract date): là ngày ngân hàng ký kết hợp đồng option với khách hàng hoặc đối tác.
Ngày đáo hạn (expiry date): ngày hiệu lực cuối cùng của hợp đồng quyền chọn.
Giờ hạn chót (cut – off time): giờ hiệu lực cuối cùng của ngày đáo hạn hợp đồng option kiểu Âu hoặc kiểu Mỹ.
Thời hiệu hợp đồng (tenor): khoảng thời gian có hiệu lực của hợp đồng tính từ ngày ký kết hợp đồng cho đến giờ hạn chót của ngày đáo hạn hợp đồng.
Các bên tham gia Người mua hợp đồng Người bán hợp đồng Mua hợp đồng chọn bán Bán hợp đồng
chọn mua Bán hợp đồngchọn bán Mua hợp đồngchọn mua
Hình 1.1: Các bên tham gia hợp đồng quyền chọn