1 Sự cần thiết của các NHTM phải tham gia hoạt động KDNT

Một phần của tài liệu (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN KINH DOANH NGOẠI TỆ

1.1. KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTM

1.1.3. 1 Sự cần thiết của các NHTM phải tham gia hoạt động KDNT

Thứ nhất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trước hết xuất phát từ việc thoả mãn nhu cầu của khác hàng, bởi nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động ngân hàng là cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Khi Ngân hàng phát triển các dịch vụ thanh tốn xuất nhập khẩu thì điều tất nhiên là các Ngân hàng phải thực hiện KDNT để ít nhất là đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng và phòng tránh rủi ro tỷ giá. Đối với các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu thì Ngân hàng phải đáp ứng nhu cầu ngoại tệ để họ thanh toán, đối với các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thì Ngân hàng phải mua ngoại tệ của họ để họ lấy nội tệ trang trải chi phí trong nước.

+ Cung cấp các dịch vụ mua bán ngoại tệ thuận lợi, các thơng tin về thị trưịng hối đoái, diễn biến tỷ giá…tư vấn cho khách hàng về xu hướng biến động tỷ giá trong tương lai.

+ Tăng doanh lợi cho Ngân hàng từ các khoản chi phí dịch vụ và lãi KDNT

+ Quản lý trạng thái ngoại hối của ngân hàng cho mỗi loại ngoại tệ được duy trì ở mức mà ngân hàng mong muốn nhằm hạn chế rủi ro mà NHNN quy định.

Thứ hai, kinh doanh chênh lệch tỷ giá và thu lãi

Hiện nay hầu hết các Ngân hàng đều muốn tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ và thu lãi KNDT so với tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng. Vì thế các Ngân hàng đã và đang bắt đầu sử dụng nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá để thu lãi.

Các Ngân hàng thực hiện mua bán các loại ngoại tệ trên thị trường trong nước và thế giới nhằm mục đích thu chênh lệch tỷ giá.

Khơng phải Ngân hàng nào cũng có đủ tiềm lực về quy mơ tổ chức, về nhân lực để thực hiện kinh doanh chênh lệch tỷ giá. Để thực hiện mục đích kinh doanh chênh lệch tỷ giá thì bản thân Ngân hàng phải có quy mơ tài chính đủ mạnh, nguồn nhân lực có đủ chun mơn, năng lực, kinh nghiệm và có sự nhạy bén thì mới có thể thích ứng với mơi trường kinh doanh ngoại tệ đầy rủi ro và biến động. Một khi đã chuẩn bị đầy đủ nguồn lực như thế là Ngân hàng mới có thể hoạt động kinh doanh chênh lệch tỷ giá đạt hiệu quả nhất định.

Tại một số nước các nhà kinh doanh có thể thực hiện kinh doanh chênh lệch giá khi họ tìm thấy sự niêm yết giá khơng thống nhất, có sự chênh lệch lớn giữa các Ngân hàng. Tuy nhiên, ngày nay mọi thông tin được truyền đi nhanh chóng và rộng khắp, mọi diễn biến của thị trường đều được cập nhật

tức thời nên ít có sự chênh lệch tỷ giá quá lớn giữa các Ngân hàng, hoạt động kinh doanh chênh lệch giá sẽ ít có cơ hội xảy ra hơn.

Thứ ba, hạn chế rủi ro trong thanh toán bằng ngoại tệ, cân bằng trạng thái ngoại hối của Ngân hàng

Hầu hết các Ngân hàng hiện nay đều chú trọng phát triển dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu. Hoạt động mua bán ngoại tệ để phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu này thông thường sẽ làm thay đổi trạng thái ngoại tệ của Ngân hàng nếu Ngân hàng khơng có hoạt động KDNT, vì khi khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán nhưng Ngân hàng lại khơng có động tác mua/ bán ngoại tệ tương ứng để cân bằng trạng thái ngoại hối. Nếu khơng có hoạt động KDNT thì các Ngân hàng sẽ gặp rủi ro về tỷ giá khi phát sinh các hoạt động thanh toán bằng ngoại tệ.

Một phần của tài liệu (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w