Giới thiệu khái quát về Techcombank Việt Nam

Một phần của tài liệu 046 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM NGOẠI hối PHÁI SINH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG bà rịa VŨNG TÀU,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 47 - 57)

- 37 -

Từ năm 1988 trở về trước, hệ thống Ngân hàng Việt Nam vẫn là hệ thống ngân hàng một cấp, sản phẩm của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Bắt đầu từ năm 1988 trở đi, Việt Nam đã tiến hành những bước khởi đầu nhằm đổi mới hệ thống tài chính - tiền tệ qua việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh doanh và hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp, sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Ngân hàng Nhà nước chủ yếu thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng và ngân hàng. Cịn NHTM và các tổ chức tín dụng thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, kể cả việc huy động và phân bố trực tiếp nguồn vốn. Việc phân chia này bắt đầu từ khi có nghị quyết 3 - khóa VI của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 về việc thành lập các Ngân hàng chuyên doanh.

Được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua hơn 17 năm hoạt động, đến nay Techcombank Việt Nam đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 107.910 tỷ đồng.

Techcombank Việt Nam có cổ đơng chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổ phần. Với mạng lưới gần 300 chi nhánh, phòng giao dịch trên hơn 40 tỉnh và thành phố trong cả nước. Techcombank Việt Nam còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ. Hiện tại, với đội ngũ nhân viên lên tới trên 5000 người, Techcombank Việt Nam luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ dành cho khách hàng. Techcombank hiện phục vụ trên 1 triệu khách hàng cá nhân, gần 42.000 khách hàng doanh nghiệp.

Trong năm 2010, Techcombank đã triển khai các chương trình chuyển đổi chiến lược tổng thể, cơng bố tầm nhìn sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của Techcombank:

- 38 -

Trở thành Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Sứ mệnh

- Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên cơ sở ln coi khách hàng làm trọng tâm.

- Tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt.

- Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.

5 Giá trị cốt lõi

1. Khách hàng là trên hết nhấn mạnh rằng chúng ta trân trọng từng khách hàng và luôn nỗ lực mang đến những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

2. Liên tục cải tiến có nghĩa là chúng ta đã tốt nhưng luôn có thể tốt hơn, vì vậy chúng ta sẽ khơng ngừng học hỏi và cải thiện.

3. Tinh thần phối hợp có nghĩa là chúng ta tin tưởng vào đồng nghiệp của mình và hợp tác để cùng mang lại điều tốt nhất cho ngân hàng.

4. Phát triển nhân lực có nghĩa là chúng ta tạo điều kiện cán bộ nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân và khen thưởng xứng đáng cho những người đạt thành tích.

5. Cam kết hành động có nghĩa là chúng ta luôn đảm bảo rằng công việc đã được cam kết sẽ phải được hoàn thành.

2.2.2. Thực trạng triển khai sản phẩm ngoại hối phái sinh tạiTechcombank Việt Nam Techcombank Việt Nam

- 39 -

Trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách ngoại hối đóng vai trị rất quan trọng, làm sao để vừa tranh thủ được các nguồn vốn quốc tế, thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, kiều hối, nhưng lại phải đảm bảo được chủ quyền của đồng Việt Nam, thực hiện được mục tiêu của chính sách tiền tệ. Trong thời gian qua, chính sách ngoại hối đã có những thay đổi quan trọng, một số quy định đã thơng thống hơn, mở ra nhiều nghiệp vụ mới, đặc biệt là các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối.

Tuy nhiên cho đến nay, ở Techcombank Việt Nam các nghiệp vụ phái sinh vẫn còn sơ khai, kém phát triển thể hiện ở doanh số giao dịch thấp, thậm chí ở một số chi nhánh mặc dù đã triển khai nghiệp vụ option nhưng khơng có giao dịch. Chính vì vậy, việc ứng dụng các công cụ phái sinh nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá tại Techcombank Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn.

2.2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn

Biểu đồ 2.1: Doanh số ngoại tệ kỳ hạn của Techcombank Việt Nam 2007 - 2010

Đơn vị tính: triệu USD

[Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank Việt Nam]

Hiện nay, trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, cùng với nghiệp vụ giao ngay, Techcombank Việt Nam đang sử dụng ba loại sản phẩm ngoại hối

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

- 40 -

phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho khách hàng và cho chính ngân hàng, đó là nghiệp vụ kỳ hạn, quyền chọn và hoán đổi. Giai đoạn từ năm 2007 - 2010 doanh số mua bán ngoại tệ của ngân hàng nhìn chung có xu hướng tăng lên là nhờ vào Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN ngày 28/05/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được ban hành, Quyết định này có những bước tiến bộ đáng kể sau:

- Theo quyết định mới này, giới hạn về thời hạn giao dịch kỳ hạn được thực hiện theo thông lệ quốc tế, đồng thời mở rộng kỳ hạn từ mức 7 ngày đến

180 ngày như trước đây sang mức 3 đến 365 ngày đối với các giao dịch giữa đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh

nghiệp và ngân hàng, khuyến khích thị trường ngoại hối phát triển.

- Việc xác định mức tỷ giá giao dịch kỳ hạn, hoán đổi giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác không phải là USD và giữa các loại ngoại tệ với nhau được giám đốc các NHTM quyết định trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng theo thông lệ quốc tế nhằm tạo sự chủ động cho khách hàng và ngân hàng.

- Điểm nổi bật trong quyết định này là thay đổi cơ bản về cách thức quản lý mức tỷ giá trong các giao dịch kỳ hạn giữa USD với VND. Theo đó, tỷ giá kỳ hạn giữa USD và VND khơng cịn bị khống chế bằng việc quy định mức trần áp dụng cho từng kỳ hạn trên cơ sở tỷ lệ phần trăm gia tăng so với trần tỷ giá giao ngay theo tính tốn chủ quan của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ như trước đây, mà cho phép NHTM và doanh nghiệp tự do xác định và thỏa thuận trong phạm vi mức tỷ giá kỳ hạn được tính theo thơng lệ quốc tế, trên cơ sở chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền VND và USD. Hai mức lãi suất hiện hành được lựa chọn ở đây là: mức lãi suất cơ bản bình quân

- 41 -

quản lý và thanh tra, giám sát, đồng thời cũng dễ áp dụng, tính tốn, thống nhất cho các ngân hàng.

Như vậy, sự ra đời của quyết định này đã giúp chuyển đổi cơ bản về cách thức quản lý các giao dịch kỳ hạn, đã phần nào có tác dụng to lớn đối với hoạt động kỳ hạn, giúp đảm bảo quyền lợi và lợi ích của ngân hàng và khách hàng, giúp các NHTM có thể linh hoạt, chủ động trước những rủi ro của thị trường khi có sự thay đổi đột ngột về tỷ giá, lãi suất, giúp hạn chế mức lỗ của ngân hàng và khách hàng trong giao dịch kỳ hạn, đặc biệt tạo thói quen cho việc sử dụng giao dịch kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

Mặc dù khung pháp lý đã được sửa đổi nới lỏng thơng thống hơn trước đây, song trên thị trường ngoại hối nói chung và tại Techcombank nói riêng, giao dịch giao ngay vẫn là chủ yếu. Tại Techcombank Việt Nam, tỷ lệ doanh số giao dịch kỳ hạn trên tổng doanh số kinh doanh ngoại tệ tuy có tăng nhưng khoảng chênh lệch giữa giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn vẫn lớn, giao dịch giao ngay chiếm 93%, còn giao dịch kỳ hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 4% - 5% trong tổng doanh số mua bán ngoại tệ. Doanh số giao dịch kỳ hạn vẫn còn khiêm tốn cho thấy sự sơ khai về mặt nghiệp vụ của hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Techcombank. Hoạt động bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng sản phẩm ngoại hối phái sinh tại Techcombank còn yếu.

Bảng 2.2: Cơ cấu doanh số mua bán ngoại tệ Techcombank Việt Nam 2007 - 2010

Số thực hiện Tỷ trọng (%) Số thực hiện Tỷ trọng (%) Số thực hiện Tỷ trọng (%) Số thực hiện Tỷ trọng (%) Doanh số ngoại tệ 3980 93,45 4550 93,45 5150 94,34 6300 94,48

giao ngay Doanh số ngoại tệ kỳ hạn 199 4,67 228 4,67 206 3,77 242 3,63 Doanh số ngoại tệ hoán đổi 80 1,88 91 1,88 103 1,89 126 1,89 Tổng 4259 100 4869 100 5459 100 6668 100 - 42 -

[Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank Việt Nam]

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh số các nghiệp vụ ngoại hối

[Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank Việt Nam]

Kỳ hạn giao dịch chủ yếu là ngắn ngày, điều này khơng có nghĩa là doanh nghiệp khơng có nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các khoản thanh toán ngoại thương cũng như vay trả nợ dài một năm. Nhưng khi đã có giới hạn về kỳ hạn hợp đồng thì những trở ngại của nó gây ra cũng đáng kể. Những khoản cần bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng các kỳ hạn dài thường rất tốn kém do quy mơ của nó thường lớn mà kỳ hạn dài lại hàm chứa rủi ro nhiều. Các doanh nghiệp lại không thể hoạch định rõ ràng và cụ thể chính xác cho các khoản bảo hiểm dài ngày bằng ngắn ngày. Cho nên khi thời hạn thanh toán của hợp đồng thương mại không khớp với kỳ hạn hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn thì doanh nghiệp hoặc phải bỏ ra thêm một khoản phí nữa để

- 43 -

rút ngắn hay kéo dài trạng thái ngoại hối, trạng thái luồng tiền từ đó chi phí sẽ đẩy lên rất cao.

2.2.2.2. Hợp đồng hoán đổi

Biểu đồ 2.3: Doanh số hợp đồng hoán đổi Techcombank Việt Nam 2007 - 2010

Đơn vị tính: triệu USD

[Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank Việt Nam]

Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ được đưa vào sử dụng trên thị trường ngoại hối Việt Nam như một công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cùng với sự ra đời của giao dịch kỳ hạn từ năm 1998. Xét về mặt lý thuyết, giao dịch hoán đổi được đánh giá là một công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá hữu hiệu vì nó giúp tránh được các biến động rủi ro tỷ giá và giúp bảo tồn trạng thái ngoại tệ rịng rất tốt. Tuy nhiên, ở Việt Nam giao dịch hốn đổi rất ít được các ngân hàng và các doanh nghiệp sử dụng mà nó chủ yếu được ngân hàng Nhà nước với các NHTM, hay các NHTM sử dụng trên thị trường liên ngân hàng trong trường hợp bù đắp vốn khả dụng VND tạm thời thiếu.

Tại Techcombank Việt Nam, cũng như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ khoảng 2% - 3% trong tổng doanh số

- 44 -

mua bán ngoại tệ. Thực trạng việc áp dụng giao dịch hoán đổi ở Techcombank như sau:

- Là một giao dịch hối đoái kép nên doanh số giao dịch hốn đổi thường khơng được tách bạch thống kê rõ ràng mà được tính gộp vào doanh

số giao dịch giao ngay và doanh số giao dịch kỳ hạn nên giao dịch hoán đổi

ngày càng mờ nhạt hơn.

- Tỷ giá trong hợp đồng hoán đổi là tỷ giá do Techcombank niêm yết hoặc do Techcombank và đối tác tham gia diao dịch tự thỏa thuận với

nhau tại

thời điểm ký kết hợp đồng.

- Về thanh toán: trường hợp giao dịch hoán đổi gồm một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn thì việc thanh tốn dựa trên nguyên tắc đã quy

định đối với giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn. Nếu gồm hai giao dịch

kỳ hạn thì việc thanh tốn dựa trên ngun tắc đã quy định đối với giao dịch

kỳ hạn.

- Để đảm bảo cho các hợp đồng giao dịch hoán đổi, giám đốc chi nhánh có quyền u cầu đối tác giao dịch của mình đặt cọc. Mức đặt cọc do giám

đốc quyết định cụ thể. Lãi cho số tiền đặt cọc thường được trả theo mức lãi

suất tiền gửi tương ứng phù hợp với kỳ hạn giữ tiền đặt cọc. Toàn bộ

tiền đặt

cọc và tiền lãi của khoản tiền đặt cọc chỉ được hoàn trả lại khi đối tác thực

- 45 -

đồng vốn khỏi sự biến động của tỷ giá, hưởng lợi từ tỷ giá biến động thị trên thị trường. Là người mua quyền chọn, các doanh nghiệp có quyền mua hoặc bán hoặc khơng mua hay khơng bán với tỷ giá đã thỏa thuận. Như vậy, với giao dịch quyền chọn doanh nghiệp có thể hưởng lợi ích vơ hạn từ chi phí hữu hạn. Thế nhưng từ khi các NHTM được phép thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ đến nay mặc dù phía ngân hàng đã có sự chuẩn bị để cung cấp nghiệp vụ này cho khách hàng nhưng vẫn rất ít khách hàng tham gia giao dịch. Các doanh nghiệp vẫn thờ ơ với công cụ bảo hiểm rủi ro này. Thêm vào đó, hiện nay Techcombank Việt Nam còn đang giới hạn các chi nhánh trong hệ thống chỉ được phép bán quyền lựa chọn mà không được mua quyền lựa chọn.

2.2.2.4. Hợp đồng tương lai hàng hóa

Tình hình kinh doanh ln tiềm ẩn nhiều rủi ro: giá cả hàng hóa lên xuống thất thường, sản lượng phụ thuộc vào tình hình thời tiết.. có thể gây ra các tổn thất không nhỏ cho các doanh nghiệp. Techcombank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên cung cấp dịch vụ Hợp đồng tương lai trên thị trường hàng hóa với mục đích hỗ trợ khách hàng trong việc quản trị rủi ro, hạn chế tối đa mức thua lỗ có thể có, bào đảm được lợi nhuận cũng như tiếp cận với các phương thức kinh doanh hiện đại của các thị trường lớn trên thế giới. Ưu thế của Techcombank:

- Ngân hàng có hệ thống máy tính được nối mạng với các thị trường lớn như: LIFFE, SIMEX, TOCOM, NYBOT... giúp khách hàng theo dõi được

diễn biến của giá cả trên thế giới.

- Đội ngũ chuyên viên kinh doanh của ngân hàng được trang bị đầy đủ kỹ năng, hiểu biết cần thiết để giúp khách hàng thực hiện các lệnh mua, bán

nhanh chóng, kịp thời.

Một phần của tài liệu 046 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM NGOẠI hối PHÁI SINH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG bà rịa VŨNG TÀU,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w