động kinh doanh ngoại tệ của NHTM
Đối với một danh mục các ngoại tệ kinh doanh của ngân hàng thì rủi ro là tương đối nhỏ so với mức độ rủi ro của một loại ngoại tệ riêng biệt. Lý do là sự biến động của các tỷ giá giữa các đồng tiền này có mối tương quan nghịch. Sự thua lỗ của ngân hàng khi duy trì trạng thái ngoại hối mở đối với đồng tiền này có thể được bù đắp bằng lợi nhuận thu được từ việc duy trì trạng thái ngoại hối mở của một ngoại tệ khác. Tuy nhiên, nếu ngân hàng khơng có những biện pháp hợp lý nhằm đa dạng hóa danh mục ngoại tệ bằng cách duy trì các trạng thái ngoại hối trường và đoản đối với các ngoại tệ khác nhau và không tiên lượng được sự biến động tỷ giá của các ngoại tệ mình nắm giữ thì rủi ro đối với ngân hàng đó là vơ cùng nghiêm trọng.
Tại các nước phát triển, cơng cụ tài chính phái sinh được sử dụng phổ biến trong ngân hàng và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để vừa bảo hiểm rủi ro vừa đảm bảo khả năng thanh khoản và thơng qua đó kiếm lời.
1.2.4.1. Phịng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ bằng hợp đồng kỳ hạn
Như ta đã biết, hợp đồng kỳ hạn là một công cụ hữu hiệu được sử dụng để phòng ngừa rủi ro trong trường hợp đã dự đoán được sự biến động của thị trường. Có thể xem xét khả năng phịng ngừa của cơng cụ này thơng qua ví dụ:
Ngân hàng A đang có nhu cầu về VND. NH thực hiện bán kỳ hạn USD kỳ hạn 1 năm để lấy VND như sau:
- 20 -
Tại thời điểm đầu năm, ngân hàng bán 100 tỷ VND để nhận USD theo tỷ giá giao ngay 1USD = 15750 VND. Lượng USD thu được là: 100 : 15750 = 6,346 triệu USD. Ngay trong ngày, ngân hàng cho một công ty xuất nhập khẩu vay số ngoại tệ trên để thanh toán tiền hàng nhập khẩu với lãi suất vay là 15%/ năm, thời hạn vay là 1 năm. Đồng thời ngân hàng bán kỳ hạn 1 năm số USD gốc và lãi dự tính thu được để nhận VND. Giả sử tỷ giá kỳ hạn 1 năm là 1USD = 15600VND, nghĩa là đồng USD giảm giá 0,9%. Trong hợp đồng kỳ hạn, người mua USD kỳ hạn đã cam kết thanh toán cho ngân hàng tại thời điểm cuối năm một lượng VND là: 6,346 x 1,15 x 15600 = 113,847 tỷ VND. Ngược lại, ngân hàng cũng cam kết thanh toán cho khách hàng một lượng USD là: 6,346 x 1,15 = 7,298 triệu USD .
Tại thời điểm cuối năm, hợp đồng tín dụng đến hạn, ngân hàng thu được một lượng USD cả gốc và lãi là 7,298 triệu USD. Ngân hàng thực hiện giao số USD trên cho khách hàng và nhận về 113,847 tỷ VND. Như vậy ngân hàng thu được đầy đủ gốc và lãi đúng hạn với khoản cho vay bằng USD và hợp đồng mua bán ngoại tệ được thực hiện đúng như cam kết. Ngân hàng biết chắc chắn ngay từ đầu sẽ có được mức lợi tức đầu tư bằng USD là (113,847 - 100)/100 = 13,847% cho dù tỷ giá giao ngay tại thời điểm cuối năm biến động như thế nào.
Qua ví dụ trên ta thấy, bằng việc bán kỳ hạn 1 năm cả gốc và lãi thu được từ khoản tín dụng bằng USD để lấy VND theo tỷ giá kỳ hạn cho trước ngay tại thời điểm cấp tín dụng bằng USD, ngân hàng có thể phịng ngừa được sự lỗ vốn khi giá trị USD giảm so với VNĐ khi khoản tín dụng đến hạn
1.2.4.2. Phịng ngừa rủi ro kinh doanh ngoại tệ bằng hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là một hợp đồng được tiêu chuẩn hoá và được thực hiện trên sàn giao dịch của sở giao dịch tiền tệ tương lai. Các cá nhân, ngân hàng, công ty gửi lệnh đặt mua hoặc lệnh đặt bán một lượng cụ thể ngoại tệ
- 21 -
cho các nhà môi giới hay các thành viên của sở giao dịch. Có thể xem xét khả năng phịng ngừa rủi ro của hợp đồng tương lai thơng qua ví dụ sau:
Giả sử có một ngân hàng có nhu cầu 1.000.000 USD vào tháng 4 bằng việc sử dụng thị trường tương lai. Có hai cách lựa chọn. Cách 1 là mua hợp đồng tương lai có ngày giá trị vào tháng 3, chờ đến khi hết hạn, nhận lại số USD đó và đầu tư số USD này 1 tháng trên thị trường tiền tệ. Vào tháng 4, sau khi khoản đầu tư đến hạn sẽ nhận cả gốc và lãi bằng USD. Cách 2 là mua một hợp đồng tương lai ngoại tệ bằng USD có ngày giá trị vào tháng 6 với mức tỷ giá X xác định (giá chốt). Tại thời điểm tháng 4, khi có nhu cầu ngoại tệ USD thì bán lại hợp đồng tương lai cho sở giao dịch. Theo cách này, ngân hàng đã phòng ngừa được hầu hết các rủi ro ngoại hối bởi vì nếu tỷ giá giao ngay USD tại thời điểm chuyển nhượng hợp đồng thấp hơn so với thời điểm mua hợp đồng tương lai thì đương nhiên ngân hàng có lợi. Nếu tỷ giá giao ngay của USD tại thời điểm chuyển nhượng hợp đồng cao hơn so với thời điểm mua hợp đồng tương lai (mức Y) thì ngân hàng có thể quay lại thị trường tương lai và bán các hợp đồng với mức giá Y cao hơn. Lúc này ngân hàng có được khoản lãi là (X - Y - phí giao dịch). Khoản lãi này giúp ngân hàng bù đắp những tổn thất do sự tăng tỷ giá giao ngay của USD.
1.2.4.3. Phòng ngừa rủi ro kinh doanh ngoại tệ bằng hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn là phương án tốt nhất sau hợp đồng giao ngay và hợp đồng kỳ hạn. Thực ra hợp đồng quyền chọn có nhiều ưu điểm và là cơng cụ phịng ngừa rủi ro rất hữu hiệu, tuy nhiên giá hợp đồng lại quá cao. Tỷ giá thị trường biến động càng mạnh thì rủi ro càng lớn, do đó phí quyền chọn càng cao. Do đó nó được lựa chọn áp dụng phòng ngừa rủi ro khi mà ngân hàng hay doanh nghiệp khơng có niềm tin chắc chắn vào xu hướng biến động của thị trường. Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp dự đoán được xu hướng biến động của tỷ gía trong tương lai nhưng họ vẫn khơng thể thực hiện mua lượng lớn ngoại tệ cần ở thời điểm hiện tại do các quy định về quản lý
- 22 -
ngoại hối phòng ngừa hiện tượng đầu cơ thì khi đó doanh nghiệp có thể sử dụng hợp đồng quyền chọn để đảm bảo mình được mua đủ lượng ngoại tệ cần trong tương lai với mức giá thấp hơn ở thời điểm hiện tại. Ưu điểm của hợp đồng quyền chọn là nó khơng bắt buộc người mua phải thực hiện hợp đồng. Nếu thấy diễn biến của thị trường không thuận lợi thì người mua có thể hủy bỏ hợp đồng.
Ta xét ví dụ sau:
VD1: Option đối với nhà xuất khẩu
Một doanh nghiệp xuất khẩu dự kiến tháng tới sẽ thu về một khoản ngoại tệ 100.000 EUR. Để bảo vệ giá trị đồng vốn và có thể hưởng lợi từ việc biến động của tỷ giá, doanh nghiệp có thể ký một hợp đồng quyền lựa chọn bán 100.000 EUR với nội dung như sau:
Số lượng ngoại tệ: 100.000 EUR, thanh toán bằng USD Tỷ giá thực hiện: EUR/USD = 1,1065 ( tỷ giá đặt bán) Thời hạn hiệu lực: 1 tháng
Phí giao dịch: 1% hay 1000USD Loại quyền chọn: Kiểu Mỹ
Tỷ giá tham khảo tại thời điểm ký hợp đồng: Spot: 1,1020
Forward: 1,1015
Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng xảy ra hai tình huống sau:
Trường hợp 1: Nếu tỷ giá EUR/USD trên thị trường biến động, giả sử đạt mức 1,0610, doanh nghiệp có thể thực hiện quyền bán 100.000 EUR cho ngân hàng để lấy 110.650 USD thay vì lấy 106.100 USD, thấp hơn 4550 USD so với tỷ giá đặt bán trong hợp đồng. Như vậy, nhờ có hợp đồng Option, doanh nghiệp được lợi là 4550 - 1000 = 3550 USD.
Trường hợp 2: Nếu tỷ giá EUR/USD trên thị trường là 1,1255, doanh nghiệp có quyền khơng thực hiện hợp đồng mà đem bán EUR trên thị trường để lấy 112.550USD. Trường hợp này doanh nghiệp vẫn có lợi so với việc
- 23 -
thực hiện một hợp đồng kỳ hạn (nếu doanh nghiệp giao dịch theo loại hợp đồng này): (1,1255 - 1,1015)x 100 000 = 2400 USD. Sau khi trừ phí Option, doanh nghiệp vẫn lợi là 2400 - 1000 = 1400 USD.
VD2: Option đối với nhà nhập khẩu:
Một doanh nghiệp nhập khẩu sự kiến tháng tới sẽ thanh toán cho bên nước ngoài 100.000 EUR. Để bảo vệ giá trị của đồng vốn và có thể hưởng lợi từ việc thay đổi của tỷ giá, doanh nghiệp có thể ký hợp đồng quyền lựa chọn mua 100.000 EUR với nội dung như sau:
Số lượng ngoại tệ: 100.000 EUR, thanh toán bằng USD Tỷ giá thực hiện mua EUR/ USD = 1,1050
Thời hạn hiệu lực: 1 tháng
Phí giao dịch: 1,1% hay 1100USD Loại quyền chọn: Kiểu Mỹ
Tỷ giá tham khảo tại thời điểm ký hợp đồng: Spot: 1,1020
Forward: 1,1015
Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng xảy ra hai tình huống sau:
Trường hợp 1: Nếu tỷ giá EUR/USD trên thị trường biến động, giả sử đạt mức 1,0610; doanh nghiệp có quyền khơng thực hiện hợp đồng mà dùng 106.100 USD để mua 100.000 EUR Như vậy, nhờ có hợp đồng Option, doanh nghiệp được lợi là (1,1015 - 1,0610) x 100.000 = 4050, sau khi trừ phí giao dịch, có lợi là: 4050 - 1100 = 2950 USD
Trường hợp 2: Nếu tỷ giá EUR/USD trên thị trường là 1,1255; doanh nghiệp có quyền mua 100.000 EUR theo giá 1,1050 hay 110.500. Nếu khơng dùng hợp đồng option thì để mua 100.000 EUR, doanh nghiệp phải dùng đến 112.550 USD. Trường hợp này doanh nghiệp vẫn có lợi so với việc thực hiện một hợp đồng kỳ hạn (nếu doanh nghiệp giao dịch theo loại hợp đồng này):
I,DM + DB 1,675° + 1,685°
=---------------------------= 1,68°° 2
- 24 -
(1,1255 - 1,1050)x 100.000 = 2050 USD. Sau khi trừ phí Option, doanh nghiệp vẫn lợi là 2050 - 1100 = 950USD.
ỉ.2.4.4. Phòng ngừa rủi ro kinh doanh ngoại tệ bằng hợp đồng hoán đổi
Hợp đồng hốn đổi là một cơng cụ bù đắp rủi ro mềm dẻo. Khi thực hiện hợp đồng này, người ta khơng buộc phải giữ một trạng thái ngoại tệ mới vì nó diễn ra đồng thời cùng lúc việc mua bán với tỷ giá xác định bằng một giao dịch hối đoái trao ngay và giao dịch hối đoái kỳ hạn.
Giả sử trên thị trường, lãi suất là cố định. Sự biến động của tỷ giá làm cho các ngân hàng lâm vào trạng thái rủi ro và một trong những biện pháp hiệu quả là dùng tới cơng cụ hốn đổi tiền tệ. Để cụ thể hơn, ta xét ví dụ:
Ngân hàng A có tài sản có bằng USD. Tài sản nợ gồm trái phiếu bằng CHF có giá trị là 5 triệu CHF kỳ hạn 30 ngày. Cơng ty B có CHF dùng thanh tốn nhưng chưa đến hạn thanh tốn. Đồng thời cơng ty cần 1 triệu USD để thanh toán một hợp đồng nhập khẩu khác. Với giả thiết như trên, ta thấy cả ngân hàng và công ty đều bộc lộ rủi ro hối đoái ngược chiều nhau. Nếu tỷ giá USD/CHF giảm trong vịng 1 tháng tới thì cơng ty B sẽ gặp rủi ro do chi phí để thanh toán số tiền gốc 1 triệu USD tăng lên. Nếu tỷ giá USD/ CHF tăng lên trong vịng 1 tháng tới thì ngân hàng A gặp rủi ro vì chi phí để thanh tốn số tiền 5 triệu CHF tăng lên. Trong trường hợp này, ngân hàng và cơng ty có thể tiến hành giao dịch hoán đổi ngoại tệ như sau: Ngân hàng A sẽ thanh tốn tồn bộ số tiền gốc và lãi bằng USD đối với hợp đồng thanh tốn bằng USD của cơng ty B. Đồng thời, công ty B sẽ cho ngân hàng vay số CHF nhàn rỗi. Trên thị trường:
Tỷ giá của USD/CHF : 1,6750/50
Lãi suất thị trường 1 tháng: USD = 3- 31/2; CHF = 71/8 - 71/4
Ta cố định lượng ngoại tệ là 1 triệu USD cho công ty B
- 25 -
Tại thời điểm j+2, công ty B nhận từ ngân hàng A 1tr USD, đồng thời trao CHF cho đối tác theo
Khối lượng CHF cần trao là: 1000.000 x 1,6800 = 1680.000 CHF
Tại thời điểm j+2+30, công ty B trả lại cho ngân hàng A đủ 1tr USD và nhận lại số CHF theo
n = D4 + V TM - ỳ = 1,6800 + T ' 16 ≡C 12 5 _ 3 - 5 . ° =,3
swap φ 36°°° + TIB × 3° 36°°° + 3,5 × 3° 1,685060 Khối lượng CHF nhận lại là 1000.000 x 1,685060 = 1.685.060 (CHF) Phần chênh lệch 5060 CHF là do phí tổn Swap. Qua đó ta thấy trong hợp đồng giao dịch hốn đổi thì cả phần lãi và gốc đều bộc lộ rủi ro ngoại hối nên đều phải tính đến trong hợp đồng. Với cách giao dịch như trên thì ngân hàng A đã chuyển được phần tài sản nợ bằng CHF thành tài sản nợ bằng USD với cùng mức lãi suất như vậy, từ đó cân đối với tài sản có bằng USD của mình. Tương tự như vậy, cơng ty B sẽ thực hiện giao dịch với ngân hàng A để chuyển phần tài sản nợ bằng USD sang tài sản nợ bằng CHF để cân bằng với tài sản có bằng CHF của mình.
Với vai trị là nhà tạo ra thị trường, ngân hàng sở hữu nhiều hợp đồng có ngày giá trị khác nhau với những đồng tiền khác nhau. Taị thời điểm của ngày giá trị với một số đồng tiền nhất định ngân hàng có thể thực hiện mua vào nhiều hơn bán ra, và ở những thời điểm ngày giá trị khác ngân hàng có thể bán ra nhiều hơn mua vào. Nhờ đó, ngân hàng có thể hốn đổi trạng thái dư thừa và thiếu hụt đối với từng loại ngoại tệ và giảm thiểu rủi ro tỷ giá.
Tuy nhiên hợp đồng hốn đổi vẫn có một nhược điểm cần chú ý. Khi mà tỷ giá thị trường biến động và một trong hai bên nhận thấy với mức tỷ giá
- 26 -
đó thì việc ký lại hợp đồng hốn đổi mới là có lợi hơn so với việc duy trì hợp đồng cũ. Nhưng bên đối tác cũng nhận thấy những lợi ích từ việc duy trì hợp đồng và sẽ khơng chấp nhận thoả thuận một hợp đồng hoán đổi mới.